tailieunhanh - Nghiên cứu diễn biến mật độ ruồi đục quả phương Đông (bactrocera dorsalis H) và ruồi ổi (bactrocera correcta B) tại tỉnh Bình Thuận
Nội dung bài viết đề cập về ruồi đục quả B. dorsalis và B. correcta là hai loài được xác định là gây hại cho quả thanh long tỉnh Bình thuận. Số liệu điều tra cho thấy cả hai loài ruồi này luôn có mặt trên vườn quả với mật độ cá thể trên vườn dao động dưới 200 con/tháng. Riêng năm 2010 đã có sự biến thiên nhanh với đỉnh cao thiết lập trong tháng 6 của loài B. dorsalis là 518 con và loài B. correcta là 352 con. Trong năm sự. xuất hiện và gia tăng mật độ của hai loài ruồi này thường từ tháng 5 cho đến tháng 8 và chịu chi phối bởi mùa chín của các loại quả ký chủ khác có trong vùng. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ RUỒI ĐỤC QUẢ PHƯƠNG ĐÔNG (BACTROCERA DORSALIS H.) VÀ RUỒI ỔI (Bactrocera correcta B.) TẠI TỈNH BÌNH THUẬN Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Đức Khánh, Hà Thị Kim Liên, Vũ Văn Thanh, Vũ Thị Thùy Trang TÓM TẮT Ruồi đục quả B. dorsalis và B. correcta là hai loài được xác định là gây hại cho quả thanh long tỉnh Bình thuận. Số liệu điều tra cho thấy cả hai loài ruồi này luôn có mặt trên vườn quả với mật độ cá thể trên vườn dao động dưới 200 con/tháng. Riêng năm 2010 đã có sự biến thiên nhanh với đỉnh cao thiết lập trong tháng 6 của loài B. dorsalis là 518 con và loài B. correcta là 352 con. Trong năm sự xuất hiện và gia tăng mật độ của hai loài ruồi này thường từ tháng 5 cho đến tháng 8 và chịu chi phối bởi mùa chín của các loại quả ký chủ khác có trong vùng. Từ khóa: Ruồi đục quả, thanh long, bẫy pheromone I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ruồi hại quả (Diptera:Tephritidae) được ghi nhận là loài dịch hại mang tính toàn cầu. Chúng có mặt ở hầu hết các vùng sản xuất nông nghiệp và được xem như là đối tượng gây hại nguy hiểm nhất cho sản xuất rau - quả các nước từ vùng Đông Nam Á đến vùng Thái Bình Dương. Những nghiên cứu về diễn biến và sự phân bố đã chỉ ra được mối liên quan khá mật thiết giữa sự xuất hiện của ruồi hại quả với môi trường sống. Theo dõi về diễn biến của loài trên đồng ruộng giúp phán đoán được loài ruồi đó là do di cư tới hay xuất phát từ nội tại và đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu của Yuan Meng et al. (2008), Zhou et al. (2008), Hollingsworth et al. (1996),. Ở nước ta đã có một số nghiên cứu về diễn biến phát sinh của một số loài ruồi như B. dorsalis, B. correcta, B. tau, B. cucurbitae, B. prifoliae được thực hiện tại Mộc Châu (Sơn La), Bình Thuận, Hà Nội, Tiền Giang (Drew và nnk., 2001, Lê Đức Khánh và nnk., 2008, 2010, Đặng Xuân Kỳ và nnk., 2008, Lê Thị Điểu và Nguyễn Văn Huỳnh, 2009, Nguyễn Thị Thanh Hiền và nnk., 2012). Bài viết này cung cấp dẫn liệu về diễn biến mật độ của hai .
đang nạp các trang xem trước