tailieunhanh - Vài nét đổi mới ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (qua một số trường hợp tiêu biểu)

Bài viết chú ý đến hai xu hướng đổi mới ngôn ngữ nổi bật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đó là sự đa dạng hóa ngôn ngữ bằng việc kết hợp ngôn từ Việt với ngôn từ ngoại lai, cập nhật ngôn ngữ đời thường và kết hợp nhiều kênh ngôn ngữ khác trong sự song hành cùng xu hướng thơ hóa ngôn ngữ văn xuôi. Đây là những cách tân góp phần đem đến khả năng và triển vọng biểu đạt mới cho thể loại. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 16, Số 2 (2019): 30-41 Vol. 16, No. 2 (2019): 30-41 Email: tapchikhoahoc@; Website: VÀI NÉT ĐỔI MỚI NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (QUA MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU) Nguyễn Thị Ninh Khoa Ngữ văn & Địa lí – Trường Đại học Hải Phòng Tác giả liên hệ: Email: haininhphu@ Ngày nhận bài: 25-11-2018; ngày nhận bài sửa: 20-02-2019; ngày duyệt đăng: 28-02-2019 TÓM TẮT Bài viết chú ý đến hai xu hướng đổi mới ngôn ngữ nổi bật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đó là sự đa dạng hóa ngôn ngữ bằng việc kết hợp ngôn từ Việt với ngôn từ ngoại lai, cập nhật ngôn ngữ đời thường và kết hợp nhiều kênh ngôn ngữ khác trong sự song hành cùng xu hướng thơ hóa ngôn ngữ văn xuôi. Đây là những cách tân góp phần đem đến khả năng và triển vọng biểu đạt mới cho thể loại. Từ khóa: đương đại, ngôn ngữ, thơ hóa, tiểu thuyết Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa được xem là động lực phát triển. Sự gặp gỡ giữa các quốc gia đã tạo điều kiện cho mỗi dân tộc tiếp thu văn minh của loài người. Những diễn tiến trong quá trình phát triển của văn học cũng không nằm ngoài quy luật ấy, nhất là khi cuộc sống diễn biến từng phút từng giờ với những đổi thay chóng mặt. Ngôn ngữ sẽ sớm tỏ ra lạc hậu trước bước tiến của xã hội nếu nó không đổi mới từng ngày. Nhịp điệu cuộc sống mới đòi hỏi những phong cách diễn ngôn mới khiến văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng đã có những đổi thay quan trọng về ngôn ngữ – chất liệu đặc thù của loại hình nghệ thuật này. Đó không còn là ngôn ngữ tuần tự, thuận chiều của tiểu thuyết truyền thống mà đa dạng hơn và biến hóa hơn. Nó phá vỡ tính quy phạm, không quan tâm tới những trật tự, hài hòa, đăng đối mà hướng tới mục đích cao nhất là diễn tả được những diễn biến ngày càng phức tạp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN