tailieunhanh - Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu xác định giống và kỹ thuật trồng xen, luân canh cây đậu tương với cây mía, ngô góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất mía và ngô hàng hóa tại Cao Bằng

Mục tiêu chính của đề tài đo là: Xác định được giống đậu tương phù hợp trồng xen và luân canh với mía, ngô. Xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác trồng xen và luân canh đậu tương với mía, ngô nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ở vùng sản xuất mía, ngô hàng hoá. Xây dựng được mô hình trồng xen và luân canh đậu tương với mía, ngô hiệu quả sản xuất tăng hơn 10- 15% so với hiện nay ở một số địa phương tại Cao Bằng. | 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đậu tương (Glycine max L. Merrill) là cây trồng quan trọng trong 8 loài cây lấy dầu: đậu tương, lạc, hướng dương, bông, cải dầu, lanh, dừa, cọ dầu. Đậu tương được trồng ở khắp các châu lục ở trên gần 100 nước. Cây đậu tương sinh trưởng được từ xích đạo đến vĩ độ 550. Sản phẩm đậu tương trong thương mại được sản xuất chủ yếu thuộc vùng vĩ độ 25 - 450, độ cao dưới mét so so với mực nước biển (Whigham, 1983).Trên thế giới, năm 2010 diện tích cây đậu tương đạt 102,39 triệu ha, năng suất 2,55 tấn/ha và sản lượng 261,58 triệu tấn [45]. Năm 2009, diện tích cây đậu tương của thế giới chiếm 37% trong tổng số diện tích cây trồng có hạt để lấy dầu và dầu đậu tương chiếm 28% tổng sản lượng dầu thực vật [47]. Ở Việt Nam, diện tích sản xuất đậu tương đạt cao nhất 204,1 ngàn ha/năm 2005,những năm gần đây, diện tích trồng đậu tương được xếp vào hàng thứ 16 trên thế giới và đứng thứ 5 ở Châu Á (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và Triều Tiên). Tuy vậy, từ năm 2005 đến nay, diện tích sản xuất đậu tương ở trong nước chưa ổn định, năng suất đậu tương còn thấp đạt 1,50 tấn/ha/năm 2010 (bằng 60,6%) so với năng suất đậu tương của thế giới [45]. Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, diện tích sản xuất đậu tương, mía và ngô gần 50 nghìn ha tập trung ở các huyện Phục Hòa, Quảng Uyên, Hạ Lang, Thạch An, Hà Quảng, Bảo Lạc và Bảo Lâm, đây là vùng núi đá vôi xen kẽ núi đất, địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc cao 300 600 mét so với mực nước biển. Do việc trồng độc canh cây mía, ngô làm cho dinh dưỡng của đất trồng suy giảm, năng suất mía và ngô thấp, không ổn định, hiệu quả sản xuất chưa cao, chu kỳ trồng luân canh và trồng xen canh cây đậu tương chưa được coi trọng. Thiếu giống đậu tương mới, phù hợp cho từng mùa vụ và tiểu vùng khí hậu, thiếu dịch vụ phân phối giống đậu tương đến người sản xuất và các biện pháp kỹ thuật sản xuất chậm được cải tiến, 2 thiếu tính tổng hợp. Những hạn chế trên là nguyên nhân làm cho sản xuất đậu tương phát triển chậm và không ổn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.