tailieunhanh - Thuyết kiến tạo - cơ sở lí luận của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam

Xây dựng cơ sở khoa học cho lí luận chương trình là công việc nặng nề nhưng cần thiết và cấp bách của khoa học giáo dục Việt Nam. Thuyết kiến tạo là một trong số những cơ sở lí luận của chương trình. Do vậy, chúng ta cần tiến hành nhận thức đầy đủ hơn về lí luận này, từ đó có hướng vận dụng đúng đắn vào thực tiễn thay đổi mục tiêu chương trình, lựa chọn nội dung chương trình, điều chỉnh kết cấu chương trình, thay đổi cách thức tổ chức thực hiện chương trình và cải cách hệ thống đánh giá chương trình, bảo đảm cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam đạt được bước tiến mới. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 58-65 This paper is available online at DOI: THUYẾT KIẾN TẠO – CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM Nguyễn Quốc Trị Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Xây dựng cơ sở khoa học cho lí luận chương trình là công việc nặng nề nhưng cần thiết và cấp bách của khoa học giáo dục Việt Nam. Thuyết kiến tạo là một trong số những cơ sở lí luận của chương trình. Do vậy, chúng ta cần tiến hành nhận thức đầy đủ hơn về lí luận này, từ đó có hướng vận dụng đúng đắn vào thực tiễn thay đổi mục tiêu chương trình, lựa chọn nội dung chương trình, điều chỉnh kết cấu chương trình, thay đổi cách thức tổ chức thực hiện chương trình và cải cách hệ thống đánh giá chương trình, bảo đảm cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam đạt được bước tiến mới. Từ khóa: Giáo dục phổ thông; Đổi mới chương trình; Thuyết kiến tạo; Quản lí chương trình; phát triển chương trình. 1. Mở đầu Vấn đề cơ sở lí luận của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông luôn là “vấn đề nóng hổi” trong nghiên cứu chương trình và cải cách chương trình. Thuyết kiến tạo ra đời và phát triển được ví là “một cuộc cách mạng trong tâm lí học giáo dục đương đại” [3], có ảnh hưởng rất sâu rộng trong lí luận và thực tiễn dạy học và giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ảnh hưởng sâu sắc đến cải cách chương trình giáo dục phổ thông. Quan điểm về chương trình của Thuyết kiến tạo coi trọng việc bồi dưỡng cho người học tinh thần sáng tạo, ý thức hợp tác và năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn. Điều này phù hợp với yêu cầu của thời đại, bởi vậy nó đã nhận được sự quan tâm của những người làm công tác giáo dục. Tuy nhiên, bất kể một lí luận nào cũng đều có tính phiến diện của nó và nó chỉ phù hợp với một phạm vi nhất định, không thể “đúng mọi nơi mọi lúc”, “dùng được cho mọi nơi” được. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kì .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN