tailieunhanh - Lí thuyết học tập trải nghiệm - những vấn đề lí luận cơ bản và định hướng vận dụng vào tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Bài viết đề cập đến những vấn đề trọng tâm nhất của lí thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb như: Quan niệm về học tập, đặc điểm của học tập trải nghiệm, chu trình học tập trải nghiệm. Từ đó, đưa ra một số định hướng vận dụng vào tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 48-57 This paper is available online at DOI: LÍ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM - NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG VÀO TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Nguyễn Thị Hằng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến những vấn đề trọng tâm nhất của lí thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb như: quan niệm về học tập, đặc điểm của học tập trải nghiệm, chu trình học tập trải nghiệm. Từ đó, đưa ra một số định hướng vận dụng vào tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam. Từ khóa: Học tập trải nghiệm, chu trình học tập trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 1. Mở đầu Có thể nói, tư tưởng giáo dục về học qua thực hành, trải nghiệm thực tiễn đã manh nha xuất hiện từ thời cổ đại, trong các quan điểm giáo dục của các triết gia phương Đông và phương Tây [4]. Các nhà tâm lí học, giáo dục học, triết học đã nghiên cứu về vai trò của trải nghiệm đối với giáo dục ở những góc độ khác nhau. Có thể nhắc tới “quan điểm về phương pháp giáo dục coi trọng thực hành, vận dụng” của Khổng Tử (551-479 TCN); “Quan điểm về dạy học phải đảm bảo mối liên hệ với đời sống, giáo dục thông qua trò chơi, hoạt động ngoài lớp, ngoài thiên nhiên” của Cômenxki; Học thuyết giáo dục của Mác - Ănghen và Lênin về “giáo dục kĩ thuật tổng hợp và giáo dục kết hợp với lao động sản xuất” trên cơ sở phát triển đề cương về giáo dục kĩ thuật tổng hợp của Crupxcaia; Con đường nhận thức biện chứng của Lênin. . . Đến thế kỉ XIX, các nhà Tâm lí học, Giáo dục học trên thế giới đã nghiên cứu sâu và hệ thống hơn về học tập trải nghiệm theo các khía cạnh khác nhau như: William James, Kurt Lewin, John Dewey, Jean Piaget, Lev Vygotsky, Carl Jung, Carl Rogers, Paulo Freire, và Mary Parker Follett. . . Có thể nhắc tới 3 mô hình học tập trải nghiệm cổ điển tiêu biểu nửa đầu thế kỉ 19:

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN