tailieunhanh - Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương nhóm nitơ nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh

Năng lực tự học được xác định là một năng lực cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho học sinh (HS) trong mọi môn học và ở mọi cấp học. Để phát triển năng lực tự học cho học sinh, có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Bài viết đề cập tới cơ sở lí luận về tự học, năng lực tự học của học sinh và việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương nhóm Nitơ nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 76-84 This paper is available online at DOI: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC CHƯƠNG NHÓM NITƠ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH Đỗ Thị Thu Huyền Trường Trung học phổ thông Lê Lợi, Thọ Xuân, Thanh Hoá Tóm tắt. Năng lực tự học được xác định là một năng lực cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho học sinh (HS) trong mọi môn học và ở mọi cấp học. Để phát triển năng lực tự học cho học sinh, có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới cơ sở lí luận về tự học, năng lực tự học của học sinh và việc sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương nhóm Nitơ nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. Từ khóa: Phát triển năng lực, năng lực tự học, học sinh, câu hỏi định hướng. 1. Mở đầu Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nhằm chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Thông qua dạy học, giáo viên (GV) cần chú trọng hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, thẩm mĩ, thể chất, giao tiếp, tính toán, công nghệ thông tin và truyền thông và các năng lực đặc thù cho từng môn học. Năng lực tự học (NLTH) là một trong những năng lực chung quan trọng giúp HS có khả năng học tập, tự học suốt đời để có thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế. Để hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS, chúng ta có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn như, tác giả Phạm Thị Phú đã thiết kế e-learning làm phương tiện tự học ngoài giờ lên lớp [1], tác giả Nguyễn Ngọc Duy đã nghiên cứu sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học phần hóa học vô cơ lớp 11 Trung học phổ thông (THPT) [2]. Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy hóa hữu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
170    252    4    29-03-2024
7    119    0    29-03-2024
2    112    0    29-03-2024
11    91    0    29-03-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.