tailieunhanh - Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở

Bài viết này tập trung làm rõ thực trạng về (1) Các phương pháp dạy học giáo viên đã sử dụng để phát triển NL GQVĐ cho học sinh; (2) Tổ chức dạy học tích hợp: Mức độ dạy học tích hợp giáo viên đang sử dụng; các phương pháp dạy học cần chú trọng vận dụng trong dạy học tích hợp nhằm phát triển NL GQVĐ cho học sinh và những thuận lợi, khó khăn đối với giáo viên khi tổ chức dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 65-75 This paper is available online at DOI: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THÔNG QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Chu Văn Tiềm, Đào Thị Việt Anh Khoa Hoá học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề (NL GQVĐ) là một trong những năng lực quan trọng, cần thiết với học sinh trong quá trình học tập, lao động và thích nghi với sự thay đổi của đời sống thực tiễn. Trong dự thảo chương trình phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tháng 8 năm 2015, NL GQVĐ được xác định là một trong những năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh qua các môn học. Phát triển NL GQVĐ cho học sinh có thể thông qua nhiều con đường khác nhau trong đó có dạy học tích hợp. Bài báo này tập trung làm rõ thực trạng về (1) Các phương pháp dạy học giáo viên đã sử dụng để phát triển NL GQVĐ cho học sinh; (2) Tổ chức dạy học tích hợp: Mức độ dạy học tích hợp giáo viên đang sử dụng; các phương pháp dạy học cần chú trọng vận dụng trong dạy học tích hợp nhằm phát triển NL GQVĐ cho học sinh và những thuận lợi, khó khăn đối với giáo viên khi tổ chức dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở. Từ khóa: Dạy học tích hợp, Năng lực giải quyết vấn đề, Khoa học tự nhiên, Trung học cơ sở. 1. Mở đầu Trên thế giới, dạy học tích hợp đã được nghiên cứu áp dụng từ rất sớm và trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại. Dạy học tích hợp được UNESCO định nghĩa: “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”[4]. Nghiên cứu về vấn đề này, Xavier Rogiers cho rằng, dạy học tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các hoạt động góp phần hình thành ở học sinh (HS) những năng lực rõ ràng, có dự

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN