tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về nuôi con nuôi và thực trạng hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ trước đến nay, có mở rộng nghiên cứu quy định pháp luật của một số nước có liên quan. | BẢN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC PHẠM THỊ KIM ANH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YTNNG Ở VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ Mã số: Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Vũ Đức Long 2. TS Bùi Xuân Nhự Hà Nội, 2017 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Luật Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Đức Long Phản biện 1: PGS. TS Đoàn Năng Phản biện 2: TS Nguyễn Công Khanh Phản biện 3: Nguyễn Thị Lan Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi ngày . tháng năm 2019. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1 1) Thư viện Quốc gia 2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Kể từ khi Luật nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 có hiệu lực thi hành, bối cảnh cho nhận con nuôi có YTNNg ở nước ta đã có những thay đổi căn bản, nhiều văn bản QPPL quan trọng như Hiến pháp 2013, Luật HN&GĐ 2014, BLDS 2015, Luật hộ tịch 2014 và Luật trẻ em 2016 đã được ban hành nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người và quyền trẻ em. Trong bối cảnh đó, pháp luật về nuôi con nuôi có YTNNg ở nước ta đã bộc lộ những điểm bất cập, chưa phù hợp với các quy định mới được ban hành, dẫn đến thực tiễn của hoạt động cho nhận con nuôi có YTNNg có những hạn chế nhất định về số lượng và chất lượng. Cụ thể là: số lượng trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài giảm mạnh, chưa đáp ứng được nhu cầu cần tìm gia đình thay thế của những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và việc giải quyết nuôi con nuôi có YTNNg còn gắn với việc hỗ trợ nhân đạo (thông qua hình thức tặng cho). Mặt khác, do Luật nuôi con nuôi được ban hành trước khi nước ta trở thành thành viên Công ước La Hay số 33 nên mức độ nội luật hóa các nguyên tắc cơ bản có tính bắt buộc chung (jus cogens) của Công ước còn hạn chế. Để bảo đảm hoạt động cho nhận con nuôi có YTNNg/quốc tế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, phù hợp với thực tiễn và chuẩn mực quốc tế, cần .
đang nạp các trang xem trước