tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng xử lí Pb2+ trong nước của Nanocomposit hydroxyapatit/chitosan
Bài viết tập trung nghiên cứ và giới thiệu các kết quả nghiên cứu xử lí ion Pb2+ trong nước của bột n-HAp/ChS. Đồng thời bài viết con nghiên cứu khả năng xử lí Pb2+ trong nước của Nanocomposit hydroxyapatit chitosan. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 60-68 This paper is available online at DOI: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÍ Pb2+ TRONG NƯỚC CỦA NANOCOMPOSIT HYDROXYAPATIT/CHITOSAN Lê Thị Duyên1, Võ Thị Hạnh1, Công Tiến Dũng1, Đỗ Thị Hải1, Phạm Thị Năm2, Nguyễn Thị Thơm2, Cao Thị Hồng2 và Đinh Thị Mai Thanh2 1 2 Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Viện Kĩ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt. Nanocomposit hydroxyapatit/chitosan (n-HAp/ChS) tổng hợp bằng phương pháp kết tủa hóa học sử dụng để loại bỏ Pb2+ trong nước. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và dung lượng hấp phụ Pb2+ của n-HAp/ChS đã được khảo sát. Ở điều kiện tối ưu: pH = 5,5, khối lượng n-HAp/ChS 0,1 g, nồng độ ion Pb2+ 15 mg/L, thời gian tiếp xúc 30 phút ở nhiệt độ phòng (25 oC), hiệu suất loại bỏ Pb2+ đạt 95,6 %, dung lượng hấp phụ đạt 14,3 mg/g. Từ khóa: Nanocomposit hydroxyapatit/chitosan, kết tủa hóa học, xử lí chì. 1. Mở đầu Hiện nay, ô nhiễm môi trường nước bởi các kim loại nặng từ chất thải công nghiệp đang là một vấn đề thời sự. Các ion kim loại nặng có tác động rất tiêu cực tới môi trường sống của con người và sinh vật. Kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, Cr, . theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người, thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa và tích lũy trong cơ thể, có thể gây nên các bệnh như rối loạn thần kinh, thiếu máu, ung thư. Các nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp xử lí kim loại nặng trong dung dịch nước như: phương pháp kết tủa hóa học, phương pháp kết tủa điện hóa, phương pháp tách bằng màng, phương pháp trao đổi ion, phương pháp hấp phụ, phương pháp sinh học. Trong số các phương pháp này, phương pháp hấp phụ đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, trong một số năm gần đây những vật liệu hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên như laterit, bazan, bùn đỏ, zeolit, bentonit, kaolin, apatit, các polymer tự nhiên (chitin, .
đang nạp các trang xem trước