tailieunhanh - Giáo trình Xã hội học đô thị: Phần 2 - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Nối tiếp phần 1, phần 2 giáo trình trình bày 3 chương còn lại với nội dung: Chương 4. Cơ cấu xã hội và lối sống của cộng đồng dân cư đô thị; chương 5. Xã hội học và vấn đề nhà ở đô thị; chương 6. Xã hội học đô thị và quy hoạch. Hy vọng rằng, cuốn “Xã hội học đô thị” sẽ cung cấp cho sinh viên các chuyên ngành có liên quan một tài liệu giáo khoa xã hội học chuyên ngành vốn còn khá ít ỏi ở các trường đại học hiện nay. | Chương 4 cơ CẤU XÃ HỘI VẢ LÒÌ SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐÔ THỊ Thê giới hiện đại đang ngày càng trở ứiành một thế giới cùa đô thị. Đò thị dang ảnh hướng ngày một sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với tầm quan trọng cùa các dô thị trong xã hội hiện dại các nhà xã hội học đều cô gắng mô tả định nghĩa và chỉ ra những đặc trưng cùa cơ cấn xã hội và lôi sống đô thị. Đây là hai chủ đề lớn nhất thường được đề cập dưới những hình thức khác nhau trong mối liên hệ với các chiều cạnh khác cùa dời sống dô thị như sự biến đổi. phát triển văn hóa môi trường ở đô thị . I. CỘNG ĐỔNG DẰN CƯĐÔ THỊ 1. Khái niệm cộng đồng Cộng đồng là một tập hợp dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thô và do vậy họ thường có một ý thức tình cảm về sự thống nhất trong một địa phương và một khả nãng tham gia những hoạt động mang tính tập thổ vì quyền lợi của địa phương đó. Khái niệm cộng đồng có thể góp phần đề cao bản sắc riêng có của mỗi địa phương đồng thời cũng có thể tạo ra xu hướng cục bộ địa phương chủ nghĩa trong đời sống và quản lí xã hội. 2. Hình thức và quy mô của cộng đồng Cộng đồng luôn gắn liền với một địa bàn lãnh thổ. Lãnh thổ là yốu tó căn bản gắn kết con người trong một cộng đồng. Q1O dù trong một sô trường hợp khái niệm cộng đồng có thể được sử dụng để chỉ những tập hợp người đặc biệt như cộng đồng người Việt Nam ờ nước ngoài cộng đồng Pháp ngữ . thì khía cạnh địa phương lãnh thổ vẫn có thể tìm thấy trong các nhóm từ này. 67 Trong xã hội hiện đại các cộng đồng lãnh thổ không hề tách biệt nhau mà thường xuyên có sự giao lưu liên hệ mật thiết và ảnh hường qua lại trong khuôn khổ một quốc gia một khu vực hay trên quy mô toàn cầu. Theo nghĩa rộng nhất các cộng đồng có thể có quy mó khác nhau từ quốc gia một xã hội tới các đơn vị hành chính - lãnh thổ tỉnh huyện xã thôn xóm . Tuy nhiên trong đa số trường hợp khái niệm cộng đồng được sử dụng chủ yếu để chỉ các cộng đồng địa phương và đặc biệt là ở cấp cơ sở grassroots tức là ở cấp phường xã và cả ở quy mô thôn xóm làng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.