tailieunhanh - Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp nuôi cấy phôi soma từ chồi mầm để nhân giống dừa sáp đặc ruột tại tỉnh Trà Vinh

Đề tài được tiến hành với mục tiêu nhằm nhân, lưu giữ giống dừa Sáp đặc ruột có giá trị kinh tế cao đặc thù của tỉnh Trà Vinh bằng ứng dụng phương pháp nuôi cấy phôi soma để bảo tồn nguồn gen dừa quý hiếm, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng thu nhập thực tế cho người trồng dừa sáp đặc ruột trong cộng đồng tại địa phương. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM ------------------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI THUỘC DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VỐN VAY ADB Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CÂY PHÔI SOMA TỪ CHỒI MẦM ĐỂ NHÂN GIỐNG DỪA SÁP ĐẶC RUỘT TẠI TỈNH TRÀ VINH Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Chủ nhiệm đề tài: ThS Trương Quốc Ánh Thời gian thực hiện đề tài: 2009 – 2011 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2012 -1- I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây dừa (Cocos nucifera L.) là một trong những cây lấy dầu đa niên chủ yếu của vùng nhiệt đới được trồng rất phổ biến ở nhiều nước, cây dừa có chu kỳ kinh tế từ 50 – 70 năm. Cây dừa từ lâu đã được xem là cây của cuộc sống (tree of life). Cây dừa có rất nhiều công dụng so với các loại cây trồng khác vì hầu hết các phần của quả dừa, lá dừa và thân dừa đều có thể sử dụng phục vụ cho nhu cầu của đời sống con người. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở nước ta thuận lợi cho phát triển cây dừa. Dừa được trồng ở Đồng bằng Sông Hồng cho đến tận cùng phía Nam của đất nước. Đặc biệt cây dừa phát triển tốt từ Thừa Thiên - Huế trở vào Nam. Ở Việt Nam có nhiều giống dừa, nhóm dừa lấy dầu gồm có dừa Ta, dừa Dâu, dừa Lửa, dừa Bị ngoài việc lấy dầu từ cơm dừa, các phần phụ khác như xơ, gáo, nước dừa cũng được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao như thảm sơ dừa, than hoạt tính, thạch dừa. Ngoài các giống dừa chủ yếu nêu trên, Việt Nam còn có giống dừa đặc ruột, còn được gọi là dừa Sáp. Dừa Sáp có tên khoa học là Makapuno coconuts thuộc họ nhà Cau. Dừa Sáp là giống dừa đặc ruột, không có nước hoặc rất ít nước, nước dừa ở tình trạng keo, sền sệt, cơm dừa nhão như kem. Dừa Sáp có nguồn gốc từ Philippines, là hiện tượng đột biến gen của giống dừa cao Laguna, chi phối bởi một gen lặn duy nhất (Rillo và Paloma, 1992). Dừa Sáp phân bố ở Việt Nam chủ yếu ở tỉnh Trà Vinh, đặc biệt ở huyện Cầu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN