tailieunhanh - Những Quy Định Mới Của Pháp Luật Về Đình Công Và Giải Quyết Đình Công 2

Cuốn sách cung cấp cho người đọc sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đình công trong bộ luật lao động hiện hành, những vấn đề được sửa đổi, bổ sung trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động,. phần 2 cuốn sách. | Chương XIV GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Mục 1 QUY ĐỊNH CHUNG Điều 157 1. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa ngưòi lao động tập thể lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thế lao động với người sử dụng lao động. 2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động thoả ưốc lao động tập thể nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm. 3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy đỊnh của 61 pháp luật lao động thoả ước lao động tập thể nội quy lao động đã được đăng ký vối cơ quan nhà nước có thẩm quyển hoặc các quy chế thoả thuận hợp pháp khác ỏ doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 4. Tập thể lao động là những ngưòi lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp. 5. Điều kiện lao động mới là việc sửa đổi bổ sung thoả ước lao động tập thể tiền lương tiền thưỏng thu nhập định mức lao động thòi giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi và phúc lợi khác trong doanh nghiệp. Điều 158 Việc giải quyết các tranh châp lao động được tiến hành theo những nguyên tắc sau đây 1. Thương lượng trực tiếp tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp 2. Thông qua hoà giải trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật 62 3. Giải quyết công khai khách quan kịp thời nhanh chóng và đúng pháp luật 4. Có sự tham gia của đại diện ngưòi lao động và đại diện ngưòi sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN