tailieunhanh - Sử thi Tây Nguyên, phát hiện và các vấn đề

Bài viết với các nội dung: sử thi Tây Nguyên vấn đề cũ và những phát hiện mới; phát hiện mới và các vấn đề đặt ra, khái niệm sử thi Tây Nguyên, thể loại sử thi Tây Nguyên, phân loại sử thi Tây Nguyên, thời đại của sử thi Tây Nguyên. | sử THI TÂY NGUYÊN PHÁT HIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ Ngô Đức Thịnh I. SỬ THI TÂY NGUYÊN VAN ĐỀ cũ nhưng phát hiện mới 1. Hiện nay khi nói tới loại hình văn học truyền miệng của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên mà chúng ta gọi là Trường ca Anh hùng ca hay gần đây gọi là Sử thi thì không ai lại không nhắc tới tên tuổi L. Sabatier với việc ông SƯU tầm và công bố Khan Đăm Xăn năm 1927. Cho dù sau này năm 1933 L. Sabatier có sửa chữa và công bố lần thứ 2 1 hay mãi tới năm 1959 Đào Tử Chí mới dịch và công bố tác phẩm này bằng tiếng Việt thì vẫn có thể coi năm 1927 là cái mốc đầu tiên đánh dấu một phát hiện quan trọng về di sản văn hóa truyền miệng độc đáo này của các dân tộc Tây Nguyên. Với việc dịch và công bố Khan Đăm Xăn ra tiếng Pháp thế giới phương Tây biết tới một bài thơ tuyệt đẹp một kiệt tác của văn học truyền miệng của các dân tộc thiểu số Đông Dương như lời của nhà Việt Nam học Pháp nổi tiếng G. Condominas 2 . Tiếp sau Khan Đăm Xăn năm 1955 D. Antomarchi và G. Condominas đã SƯU tầm công bố và giới thiệu Khan Đăm Di 3 . Như vậy việc sưu tầm và công bố các tác phẩm đầu tiên của Sử thi Tây Nguyên gắn với tên tuổi các học giả và nhà cai trị thực dân Pháp L. Sabatier D. Antomarchi G. Condominas. 2. Vào những năm 60 của thế kỷ XX khi đất nước ta còn bị chia cắt một số cán bộ người Tây Nguyên tập kết ra Bác như Y Điêng Y Yung Kơxo Bơliêu cùng Ngọc Anh đã tập hợp và công bố tập sách Trường ca Tây Nguyên với các tác phẩm XingNhã Đăm Di Khinh Dú Đăm Đơroan Y Ban Y Bơrad x Với cuốn sách nổi tiếng một thời này ngoài hai sử thi đã được người Pháp công bố trước thập kỷ 50 thì số lượng sử thi đã tăng lên đến 7 tác phẩm trong đó chủ yếu là của dân tộc Êđê. Sau khi xuất bản Trường ca Tây Nguyên đây đó một số tác giả đã công bố lại sử thi Đăm Xăn như của Y Wang Nguyễn Hữu Thấu 5 tuy nhiên các tác phẩm này chủ yếu vẫn dựa trên bản dịch Đăm Xăn của L. Sabatier. Giáo sư Tiến sĩ Viện Nghiên cứu văn hóa. Việt Nam. 268 sử THI TÂY NGUYÊN PHÁT HIỆN VÀ CÁC VẰN EỂ Tuy đây là những phát hiện ban đầu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN