tailieunhanh - Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự

Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án trình bày với kết cầu gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. Chương 2. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện. Chương 3. Yêu cầu và một số kiến nghị về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. | 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI --- ---- NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, NĂM 2019 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI --- ---- NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Chuyên ngành : Luật dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 9 38 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. . Trần Anh Tuấn 2. TS. Đinh Trung Tụng HÀ NỘI, NĂM 2019 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này được thực hiện bởi bản thân tác giả. Nếu có bất kỳ sự sao chép bất hợp pháp nào từ các công trình nghiên cứu khác, Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tác giả luận án 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ luật Tố tụng dân sự: BLTTDS Tố tụng dân sự: TTDS Hội đồng xét xử: HĐXX Tòa án nhân dân tối cao: TANDTC Viện kiểm sát: VKS Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: TPTANDTC 1 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế vấn đề bảo vệ quyền con người ngày càng được xem trọng. Vì vậy, trong hoạt động xét xử bảo đảm quyền tố tụng của đương sự là một tất yếu khách quan. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự là cơ sở cho việc giải quyết vụ án chính xác, khách quan, mang lại niềm tin công lý cho người dân. Quan điểm cải cách tư pháp được Đảng ta ghi nhận trong Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là Tòa án trong việc bảo vệ các quyền đó; xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”. Có thể nhận thấy rằng quan điểm của Đảng ta về cải cách tư pháp đặt ra yêu cầu phải cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN