tailieunhanh - Giáo trình Xã hội học gia đình: Phần 2

Giáo trình Xã hội học gia đình: Phần 2 trình bày về một số chủ đề gia đình hiện nay như: Nâng cao tính khoa học của nghiên cứu gia đình, cách nhận diện gia đình Việt Nam, nơi cư trú sau hôn nhân của người Việt ở đồng bằng sông Hồng, vài nhận xét về vai trò chăm sóc và dạy dỗ của người cha, một hình thái gia đình mới ở Thụy Điển và mấy vấn đề đặt ra cho xã hội học gia đình, góp phần tìm hiểu người nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội. . | Phần II MỘT SỐ CHỦ ĐỂ_ GIAĐÌNH HIỆN NAY ■ ■ NÂNG CAO TÍNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH "Gần đây trong xã hội ta rất nhiều người bàn bạc về vấn đề gia đình, ở nông thôn vấn đề gia đình, họ hàng nổi lên khá rầm rộ" (Trần Đình Hượu, 1996:49) - đó là nhận xét xác đáng của một cô' học giả đáng kính. Gia đình là mối quan tâm không chỉ của người bình thường, mà của cả giới nghiên cứu. Vẫn theo lời học giả trên, "Nhiều chương trình nghiên cứu trong nirớc và hợp tác quốc tế do Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niẽn, Viện Xã hội học. chủ trương cũng thường gặp nhau ờ một điểm chung là gia đình". Những nghiên cứu vể gia đình dựa trên các phương pháp thu thập dữ liệu của xã hội học như điều tra dùng bảng hỏi, phỏng vấn, thảo luận nhóm . đirợc triển khai ở nhiều nơi; các ấn phẩm nghiên cứu về gia đình được công bố ngày càng nhiều trong những năm gần đây. Có thể khẳng định rằng đã xuất hiện một phong trào nghiên cứu gia đình với một lực lượng nghiên cứu khá đỏng đảo. Các ấn phẩm nghiên cứu đã bao quát một diộn rộng nhiều vấn đề gia đình khác nhau và soi sáng nhiều khía cạnh cùa gia đình mà trước kia chưa hoặc ít ai biết tới. Nhưng không thể phủ nhận rằng, bên cạnh một sô' ít ấn phẩm nghiên cứu thực sự đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ về tính khoa học, khổng phải mọi nghiên cứu đã và đang tiến hành về gia đình theo phương pháp xã hội học đều đáp ứng đúng và đầy đủ đòi hỏi đó. Qua hai cuốn sách của các cơ quan nghiên cứu về gia đình và phụ nữ, một số chuyên đề về gia đình của Tạp chí Xã hội học (số 4, 1995), 2 sô' năm 1998 của Tạp chí Khoa học về phụ nữ, và 16 số ra năm 1997 và 1998 của Tạp chí Vãn hoá nghệ thuật, chúng tôi đã tìm được 45 bài viết về gia đình có áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học. Bài viết này ạẽ phân tích một sô' vấn đề nổi bật về phương pháp nghiên cứu trong 45 ấn phẩm đó, với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng của các nghiên cứu khoa học về gia đình. 1. "Ly hôn bừa bãi" là nhận xét được một tác giả nêu ra và nhắc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN