tailieunhanh - Văn hóa với việc giảng dạy tiếng Hán cho người Việt Nam

Bài viết trình bày các nội dung xác định việc dạy văn hóa trong việc dạy tiếng Hán cho người Việt Nam là việc cần có sự thống nhất của ngành Giáo dục để tiến tới biên soạn giáo trình chung cho người Việt; đưa ra các biện pháp để tổ chức biện soạn hệ thống giáo trình của phục vụ công tác giảng dạy tiếng Hán cho người Việt Nam. | VĂN HOÁ VỚI VIỆC GIẢNG DẠY TIÊNG HÁN CHO NGƯỜI VIỆT NAM Đỗ Thị Minh Chủ nhiệm bộ môn LTT - Khoa Ngôn ngữ uà Vân hóa Trung Quốc Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội 1. Đặt vân đề Yếu tô văn hoá là một nội dung quan trọng trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy thực hành tiếng nói riêng. Học một ngoại ngữ không chỉ là học một hệ thông ký hiệu mới mà thực tê là thâm nhập vào một thê giỏi mới người học phải có được một nâng lực giao tiếp mới trong cộng đồng xã hội mới có một nền văn hoả khác với môi trường tiếng mẹ đẻ. Xác định các yếu tô văn hoá trong giảng dạy tiếng phải tính đến các quan hệ ngôn ngữ và vàn hoá trong ngoại ngữ đồng thời phải tính đến sự so sánh với ngôn ngữ và văn hoá tiếng mẹ đẻ. Đô i với học sinh Việt Nam tiếng Hán là một ngoại ngữ rất đặc biệt ỏ đây ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ là những ngôn ngữ cùng loạihình lại do hoàn cảnh lịch sử tiếng Hán là ngoại ngữ duy nhất mà ỏ đó mọi đơn vị từ vựng đều có thể được gán cho một cái vỏ ngữ âm theo hệ thông ngữ âm tiếng Việt hơn nữa có khoảng 70 từ tiếng Việt là từ Hán Việt. Việt Nam là một thành viên của vùng vàn hoá Hán trong một thời gian dài chịu ảnh hưởng văn hoá Hán một cách sâu sắc. Những đặc điểm này tạo cho người Việt Nam học tiếng Hán những thuận lợi đặc biệt và đồng thời là những khó khăn cũng đặc biệt so với việc học các ngoại ngữ khác. 368 Trên cơ sở phương pháp luận đó đề tài đi sâu phân tích các ưu điểm của bộ giáo trình sơ cấp Hán ngữ Đặng Ý chủ biên NXB Đại học Bắc Kinh và đặc biệt chỉ ra những điểm cần lưu ý nhấn mạnh và bổ sung để phục vụ đắc lực hữu hiệu hơn cho học sinh Việt Nam nêu lên những cơ sở văn hoá học của các hiện tượng ngôn ngữ đáng lưu ý nhằm tiến tới một giáo trình thực hành tiếng ở giai đoạn cơ sở có tính toán các yếu tô vàn hoá phù hợp nhất cho sinh viên Việt Nam học tiếng Hán. 2. Nội dung Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng đểu mang bản sắc của dân tộc nói ngôn ngữ đó. Dạy như thê nào đê người học dùng ngôn ngữ đích vào giao tiếp đúng với văn hoá bản ngữ tránh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN