tailieunhanh - Tổng hợp và đánh giá khả năng xúc tác của vật liệu MCF biến tính sắt trong phản ứng oxi hóa phenol

Vật liệu MCF (Mesoporous cellular foam) được tổng hợp trong môi trường axit, sử dụng chất hoạt động bề mặt không ion Pluronic P123. Vật liệu Fe-MCF được tổng hợp bằng phương pháp tẩm. Vật liệu MCF, Fe-MCF có cấu trúc dạng lục lăng, hệ thống mao quản 3 chiều, là vật liệu mao quản trung bình với tính chất trật tự kém. | Nguyễn Thị Hồng Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 185(09): 147 - 151 TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XÚC TÁC CỦA VẬT LIỆU MCF BIẾN TÍNH SẮT TRONG PHẢN ỨNG OXI HÓA PHENOL Nguyễn Thị Hồng Hoa* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Vật liệu MCF (Mesoporous cellular foam) được tổng hợp trong môi trường axit, sử dụng chất hoạt động bề mặt không ion Pluronic P123. Vật liệu Fe-MCF được tổng hợp bằng phương pháp tẩm. Vật liệu MCF, Fe-MCF có cấu trúc dạng lục lăng, hệ thống mao quản 3 chiều, là vật liệu mao quản trung bình với tính chất trật tự kém. Bản thân vật liệu MCF không có tác dụng xúc tác nhưng với bề mặt riêng lớn nên có thể biến tính để gắn chất xúc tác lên vật liệu. Do đó, việc đưa sắt từ dạng muối (xúc tác đồng thể) sang dạng biến tính trên vật liệu MCF. Kết quả thu được là một xúc tác dị thể có hoạt tính xúc tác cao với độ chuyển hóa phenol đạt 99,97% sau 90 phút. Fe-MCF có độ bền cao sau 2 lần xúc tác. Từ khóa: biến tính vật liệu, Fe-MCF, MCF, phenol, vật liệu mao quản trung bình MỞ ĐẦU* Phenol và các dẫn xuất của nó chiếm một vị trí quan trọng trong công nghiệp hóa học. Phenol được dùng để điều chế nhiều dược phẩm như aspirin, axit salicylic, metyl salicylate; phẩm nhuộm, chất dẻo (nhựa bakelite), thuốc diệt nấm mốc (ortho- và paranitrophenol, o- và p-O2N-C6H4OH ). Phenol có thể dùng trực tiếp làm chất sát trùng, tẩy uế Đi đôi với quá trình sản xuất đó, hàng năm trên thế giới đã thải ra một lương đáng kể rác thải chứa phenol cũng như dẫn xuất của phenol. Đối với con người, khi tiếp xúc với phenol trong không khí có thể bị kích ứng đường hô hấp, đau đầu, cay mắt. Nếu tiếp xúc trực tiếp với phenol ở nồng độ cao có thể gây bỏng da, tim đập loạn nhịp và có thể dẫn đến tử vong. Tình trạng bị kích ứng và ảnh hưởng cũng xảy ra tương tự đối với các loài động vật khi tiếp xúc với phenol. Chính vì vậy, phenol có tác động rất lớn đến môi trường. Ô nhiễm nguồn nước do phenol và các hợp chất hữu cơ độc hại là mối quan tâm của các nhà khoa học và của toàn xã .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN