tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng hấp phụ Mn(II) của than chế tạo từ cây sen

Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về khả năng hấp phụ Mn(II) của than chế tạo từ cây sen (than sen). Các thí nghiệm được tiến hành với các thông số sau: Khối lượng than sen: 0,05g, thể tích dung dịch Mn(II): 50mL, pH ~5, tốc độ lắc 250 vòng/phút, thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 60 phút ở nhiệt độ phòng (25±1oC), khối lượng chất hấp phụ tối ưu là 0,5 g (VddMn(II)= 50 mL; Co, Mn(II) ~ 50 mg/L). | Vi Thị Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 185(09): 131 - 137 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Mn(II) CỦA THAN CHẾ TẠO TỪ CÂY SEN Vi Thị Linh, Vũ Thị Hậu* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về khả năng hấp phụ Mn(II) của than chế tạo từ cây sen (than sen). Các thí nghiệm được tiến hành với các thông số sau: khối lượng than sen: 0,05g; thể tích dung dịch Mn(II): 50mL; pH ~5; tốc độ lắc 250 vòng/phút; thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 60 phút ở nhiệt độ phòng (25±1oC); khối lượng chất hấp phụ tối ưu là 0,5 g (V ddMn(II)= 50 mL; Co, Mn(II) ~ 50 mg/L). Trong khoảng nhiệt độ khảo sát từ 303 ÷ 323K, xác định được các giá trị ΔGo 5, dung lượng hấp phụ của than sen đạt cực đại và gần như không đổi khi pH tăng thêm. Điều này có thể là do sự thủy phân một phần ion Mn2+ khi pH tăng dẫn đến hình thành các 133 Vi Thị Linh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ phức của ion Mn2+ với OH- như Mn (OH)+, Mn(OH)2, Mn2(OH)3+, Mn2OH3+ và 2Mn(OH)4 [6]. Kết quả là, các phức Mnhydroxyl có thể tham gia vào sự hấp phụ và / hoặc kết tủa vào cấu trúc vật liệu hấp phụ (than sen). Khả năng loại bỏ tối đa Mn2+ trong trường hợp này xảy ra ở pH = 5; do đó chúng tôi chọn pH = 5 làm giá trị tối ưu cho các nghiên cứu hấp phụ tiếp theo. 185(09): 131 - 137 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng đến hiệu suất hấp phụ Mn(II) của than sen được trình bày ở hình 4. Ảnh hưởng của thời gian Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đến dung lượng hấp phụ Mn(II) của than sen được trình bày ở hình 3. Hình 4. Ảnh hưởng của khối lượng than sen đến hiệu suất hấp phụ Mn(II) Hình 3. Ảnh hưởng của thời gian đến dung lượng hấp phụ Mn(II) của than sen Kết quả hình 3 cho thấy: Dung lượng hấp phụ Mn(II) của than sen tăng khi kéo dài thời gian tiếp xúc của than sen với ion kim loại nặng. Trong khoảng thời gian khảo sát là 150 phút thì từ 5÷60 phút dung lượng hấp phụ tăng nhanh, từ 60÷150 phút dung lượng hấp phụ tăng chậm và dần ổn định (quá trình .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN