tailieunhanh - Thơ đi sứ nhà Trần

Thơ đi sứ là các vần thơ được các sứ thần Đại Việt sáng tác trên con đường đi sứ để thực hiện công việc bang giao giữa Việt Nam với Trung Hoa bắt đầu từ thế kỉ XIII và kết thúc ở thế kỉ XIX. Trong đó, thơ sứ trình nhà Trần đóng vai trò tiên phong khơi mở. Thơ đi sứ nhà Trần khơi nguồn những đề tài chính cho dòng thơ Hoa trình thời trung đại: Thơ viết về thiên nhiên Trung Hoa, thơ viết về nhân vật lịch sử Trung Hoa, thơ xướng họa, đối đáp với quan lại Trung Hoa. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 41-49 This paper is available online at DOI: THƠ ĐI SỨ NHÀ TRẦN Trần Thị The Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Huế Tóm tắt. Thơ đi sứ là các vần thơ được các sứ thần Đại Việt sáng tác trên con đường đi sứ để thực hiện công việc bang giao giữa Việt Nam với Trung Hoa bắt đầu từ thế kỉ XIII và kết thúc ở thế kỉ XIX. Trong đó, thơ sứ trình nhà Trần đóng vai trò tiên phong khơi mở. Thơ đi sứ nhà Trần khơi nguồn những đề tài chính cho dòng thơ Hoa trình thời trung đại: thơ viết về thiên nhiên Trung Hoa, thơ viết về nhân vật lịch sử Trung Hoa, thơ xướng họa, đối đáp với quan lại Trung Hoa. Từ khóa: Thơ đi sứ, thơ bang giao, nhà ngoại giao, nhà Trần, thế kỉ XIII. 1. Mở đầu Với số lượng tác phẩm còn lại không nhiều so với những mảng sáng tác khác, song thơ đi sứ nhà Trần là những thi phẩm đẹp, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình thơ ca Việt Nam thời trung đại: mở ra đường thơ sứ trình. Thơ đi sứ thời Trần có vị trí khơi nguồn những cảm hứng, những đề tài,“xác lập” những phương thức thể hiện chính cho dòng thơ Hoa trình thời trung đại. Từ đó, các cây bút thời sau như đời nhà Lê, đời Tây Sơn và đời Nguyễn đã tiếp nối, phát triển, ngày càng đạt nhiều thành tựu. Thơ đi sứ trong mấy thế kỉ đầu thể hiện sâu sắc tinh thần thời đại của người Việt. Đó là tiếng nói khoáng đạt, hào sảng của một dân tộc đang khẳng định độc lập, phơi phới niềm tin vào hiện tại và tương lai - một thời đại phục hưng. Đặc biệt là niềm tự hào kiêu hãnh của một dân tộc ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông – đội quân xâm lược hung hãn nhất thế kỉ XIII đã từng làm mưa làm gió thiên hạ. Nhận xét về đặc điểm, vị trí thơ đi sứ thời Trần, những nhà nghiên cứu hết sức đề cao. Phan Huy Chú ca ngợi: “Hay không kém gì thời Thịnh Đường” [1;180]. Lê Quý Đôn nhận định: “Trình bày công việc vừa lịch duyệt vừa lão luyện, thổ lộ lời văn vừa cứng cáp, vừa vui tươi, có phần làm lành mạnh quốc