tailieunhanh - Giáo trình Luật lao động: Phần 2

Nối tiếp phần 1 của giáo trình "Luật lao động" phần 2 tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương,. để nắm chi tiết nội dung. | CHƯƠNG V HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Trong QHLĐ NLĐ thường là bên yếu thế hon vì phải lệ thuộc vào NSDLĐ về mặt kinh tế việc làm và chịu sự quản lý điều hành của NSDLĐ trong quá trình thực hiện công việc. Bên cạnh đó quá trình thực hiện QHLĐ còn ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng sức khỏe danh dự nhân phẩm của NLĐ. Chính vì vậy ngoài các nguyên tắc chung của họp đồng pháp luật lao động còn đưa ra những nguyên tắc chuẩn mực riêng cho việc giao kết thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động HĐLĐ . HĐLĐ cũng được coi là chế định trung tâm là xưong sống của Luật Lao động1. Trước đây để sử dụng lao động NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ trực tiếp với NLĐ mà họ thuê để làm việc cho mình. Hiện nay bên cạnh hình thức tuyển dụng lao động truyền thống này pháp luật còn cho phép NSDLĐ đi thuê NLĐ của NSDLĐ khác2. Quan hệ này được gọi là quan hệ cho thuê lại lao động. 1 Phạm Công Trứ Hợp đồng lao động trong Giáo trình Luật Lao động Việt Nam Phạm Công Trứ chủ biên Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội 1999 tr. 182-210 tr. 186. 2 Vấn đề cho thuê lại lao động lần đầu tiên được điều chỉnh trong BLLĐ từ Điều 53 đến Điều 58 . 149 Quan hệ cho thuê lại lao động xuất phát từ nhu cầu của thị trường lao động và đã được thực hiện tìr lâu ở một số nước trên thế giới. Ở nước ta trước khi được quy định trong BLLĐ hiện hành thì một số địa phương cũng đã xuất hiện loại quan hệ này. 1. Khái quát về hợp đồng lao động . Khái niệm hợp đồng lao động HĐLĐ là hình thức pháp lý của QHLĐ cá nhân - loại QHLĐ phổ biến trong nền kinh tế thị trường. QHLĐ này xuất hiện cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa3 trong đó sức lao động được coi là một loại hàng hóa và được đem ra mua bán trên thị trường. Lúc đầu quan hệ mua bán này cũng được xem như một loại quan hệ dân sự thuần túy và được điều chỉnh ừong Luật Dân sự của một sổ nước như Bộ Dân luật Đức 1896 Bộ Luật Dân sự Pháp 18044 hay Bộ luật Napoleon năm 1804 Bộ dân luật Đức 1900 Bộ dân luật Thụy Sỹ năm 1907 . Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cùng với sự .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.