tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Mục đích của luận văn là: Làm rõ các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng chính sách, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế, xử lý rủi ro tín dụng nói chung và cho vay hộ nghèo, cho vay đối tượng chính sách nói riêng. Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần ngăn ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng có hiệu quả ở NHCSXH. | Tóm tắt luận văn Bản luận văn với tên gọi " Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam " do tác giả là Hoàng Thị Chương, học viên cao học kinh tế khóa 13, trường Đại học kinh tế quốc dân, hiện đang công tác tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam thực hiện. Mục đích của luận văn là: - Làm rõ các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng chính sách, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế, xử lý rủi ro tín dụng nói chung và cho vay hộ nghèo, cho vay đối tượng chính sách nói riêng. - Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần ngăn ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng có hiệu quả ở NHCSXH. Phạm vi chuyên đề tập trung nghiên cứu những rủi ro tín dụng, xử lý rủi ro tín dụng tại NHCSXH từ năm 2003 đến năm 2006. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm những nội dung chính sau: Phần 1. Phần mở đầu nêu rõ mục đích của đề tài Phần 2. Các nội dung chính gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những lý luận về rủi ro tín dụng và biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng chính sách. Rủi ro trong cho vay hộ nghèo, người nghèo, vùng nghèo, cho vay chính sách. Xuất phát từ việc đưa ra khái niệm về cho vay chính sách và ngân hàng chính sách, tác giả đưa ra khái niệm rủi ro, các biện pháp hạn chế rủi ro, kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro mà NHCSXH Việt Nam có thể học tập: niệm Ngân hàng chính sách. i - Các khoản tín dụng chính sách là các khoản cho vay chỉ định để hỗ trợ các chính sách kinh tế và ngành công nghiệp của Chính phủ, là việc cho vay phi thương mại đối với các hoạt động bán tài chính mà không đáp ứng các tiêu chí thương mại nhưng lại có tác động xã hội và chính trị quan trọng trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. - Các Ngân hàng được thiết lập để chuyên thực hiện tín dụng chính sách của Chính phủ được gọi là loại hình Ngân hàng Chính sách. Ngân hàng Chính sách phục vụ các chính sách phát triển còn gọi là Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Chính sách phục vụ các chính sách xã hội còn gọi là Ngân hàng chính sách xã hội. - NHCSXH
đang nạp các trang xem trước