tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà nội

Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về Nguồn vốn, hiệu quả quản lý Nguồn vốn trong ngân hàng thương mại. Phân tích đánh giá hiệu quả quản lý nguồn vốn, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nguồn vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo! | TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu trong hoạt động kinh doanh của mình, nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong nhân hàng. Khả năng huy động vốn với mức lãi suất hợp lý cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu xin vay là những chỉ số đánh giá tính hiệu quả trong quản lý ngân hàng Tuy nhiên trên thực tế, việc quản lý nguồn vốn tại của các ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà nội nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và yếu kém chưa xứng với tiềm năng và uy tín trên địa bàn Hà nội. Trong bối cảnh đó việc tìm những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn tại BIDV Hà nội là một nhu cầu cấp bách. Với cách đặt vấn đề như vậy, học viên đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý guồn vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về Nguồn vốn, hiệu quả quản lý Nguồn vốn trong ngân hàng thương mại. Phân tích đánh giá hiệu quả quản lý nguồn vốn, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nguồn vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu hiệu quả quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Nội thời kỳ 2003-2006. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin; Thống kê; Phân tích; Tổng hợp; So sánh 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Nguồn vốn của Ngân hàng thƣơng mại Khái niệm và phân loại nguồn vốn của Ngân hàng thương mại Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN