tailieunhanh - Ebook Dân số Việt Nam qua các nghiên cứu xã hội học (Tập 2): Phần 2 - NXB Khoa học Xã hội
Nối tiếp phần 1, phần 2 sách "Dân số Việt Nam qua các nghiên cứu xã hội học" trình bày nội dung về nghiên cứu về di cư. Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ trở thành một tài liệu bổ ích cho các học viên cao học xã hội học và các bạn đọc quan tâm đến chủ đề nghiên cứu dân số ở Việt Nam. | PHẦN IV NGHIÊN CỨU VỂ DI c ư 251 DI C ư VÀ PHÁT TRIỂN TRONG B ố i CẢNH ĐỔI MỚI KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC(i) ĐẶNG NGUYÊN ANH Theo luận điểm kinh điển, dân số tại các quốc gia đang phát triển ít có sự di động do quá trình di cư chỉ diễn ra mạnh mẽ trên nền tảng của một xã hội công nghiệp hiện đại (Zelinski, 1971). Tuy nhiên khi các scí liệu và phương pháp nghiên cứu di cư trở nên phong phú hơn, người ta đã thấy rằng di chuyển dân sô diễn ra rộng khắp ngay ở các quốc gia đang bước vào thời kỳ phát triển ban đầu. Ngay từ những thập kỷ trưốc, quá trình di cư ở châu Á đã diễn ra mạnh mẽ dưới nhiều hình thức, với sự tham gia của nhiêu tầng lớp xã hội và dân cư khác nhau. Là một phương thức năng động kết nối nông thôn vói thành thị, giữa các vùng lãnh thổ trong một nước cũng như giữa các quôc gia, di cư đã trở nên một cấu thành quan trọng góp phần vào tiến trình phát triển ở nhiều quổc gia. Trong khi nghiên cứu di cư ở châu Á đã đạt đến đỉnh cao với những xuất bản phẩm hết sức phong phú thì những kết quả thu được về di cư ở Việt Nam còn ít về sô" lượng và nghèo nàn về chất lượng. Đặc biệt, nguyên nhân và bản chất của vấn để di cư chưa được đặt ra xem xét một cách nghiêm túc trong công tác hoạch định kê hoạch và chính sách kinh tế-xã hội. Di cư vẫn bị xem như một vân đề bức xúc cần giải quyết, một cái giá phải trả cho sự phát triển chứ không phải là một yếu tố tích cực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội trong thời kỳ phát triển mói của đất nước. 253 Nếu so sánh Việt Nam với các quốc gia châu Á trên lĩnh vực di cư, có thể nhận thấy nhiều điểm khác biệt cũng như tương đồng. Quá trình di cư ở Việt Nam có những nét đặc thù, chủ yếu do sự tác động liên tục của chiến tranh và vai trò chủ đạo của Nhà nước đối với công tác di dân, nhưng đồng thòi Việt Nam cũng tìm thấy sự tương đồng với các quốc gia trong khu vực về hình thái, nguyên nhân và bản chất của di cư trong tiến trình hiện đại hóa đất nước. Với đặc trưng đó, phần đầu của bài viết này tìm .
đang nạp các trang xem trước