tailieunhanh - Nguyễn Dữ, trong tư cách một người phê bình

Bài viết của chúng tôi tập trung tìm hiểu toàn bộ các lời bình này với 3 nội dung chính như trong bài viết đã đề cập. Qua đây, chúng ta có cơ hội hiểu thêm về sự mâu thuẫn cũng như sự thống nhất trong tư tưởng của nhà văn. | Nguyễn Dữ, trong tư cách một người phê bình Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 20 năm 2010 NGUYỄN DỮ, TRONG TƯ CÁCH MỘT NGƯỜI PHÊ BÌNH Lê Văn Tấn* TÓM TẮT 19 lời bình ngắn gọn, súc tích được đặt ở cuối các thiên trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách thấu đáo. Bài viết của chúng tôi tập trung tìm hiểu toàn bộ các lời bình này với 3 nội dung chính như trong bài viết đã đề cập. Qua đây, chúng ta có cơ hội hiểu thêm về sự mâu thuẫn cũng như sự thống nhất trong tư tưởng của nhà văn. ABSTRACT Nguyen Du, playing the role of a literary critic Nineteen brief and succinct comments located at the end of the chapters in Truyen ky man luc by Nguyen Du haven’t been studied by researchers thoroughly. In this article, the author focuses on analyzing all of these comments based on three main contents mentioned in the paper. Hereby, we have an opportunity to understand more about the unification and contradiction in Nguyen Du’s thinking. 1. Đặt vấn đề Chúng ta biết tới danh nho Nguyễn Dữ với tư cách một nhà nho ẩn dật gần như suốt cả cuộc đời trong thời trung đại với tác phẩm bất hủ Truyền kì mạn lục. Từ khi tác phẩm ra đời tới nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu bàn về những giá trị nhiều mặt cùng vị trí văn học sử của nó đối với sự phát triển của thể loại truyện ngắn truyền kì trung đại. Tên tuổi và tấm lòng của ông cũng từ đây mà được hết sức trân trọng và đề cao. Song có một vấn đề khá đặc biệt và lí thú là: trừ chuyện số 19 (Cuộc nói chuyện ở Kim Hoa), 19 thiên còn lại của Truyền kì mạn lục đều có phần lời bình của tác giả đặt ở cuối. Nội dung này còn chưa được ai bàn bạc một cách thấu đáo. Bài viết của chúng tôi đi sâu tìm hiểu toàn bộ phần lời bình này để từ đó xác định Nguyễn Dữ - trong tư cách một người phê bình. 2. Nội dung nghiên cứu . Từ việc xác định tác giả của phần lời bình Thể loại truyện ngắn trung đại Việt Nam, ngoài những thiên trong Việt điện u linh tập (Lý