tailieunhanh - Bài thực hành môn học Mô hình hóa, mô phỏng và tối ưu hóa các quá trình hóa học - Bài thực hành số 1: Khảo sát động học của một bình phản ứng lý tưởng khuấy liên tục

Tài liệu xác định các điểm hoạt động dừng của một hệ thống phản ứng pha lỏng lý tưởng khuấy liên tục. Khảo sát các đặc trưng (ma trận và giá trị riêng kết hợp) của hệ thống được tuyến tính hóa. Khảo sát các đáp ứng thời gian của hệ thống với một số điều kiện ban đầu khác nhau. | Bài thực hành môn học Mô hình hóa, mô phỏng và tối ưu hóa các quá trình hóa học - Bài thực hành số 1: Khảo sát động học của một bình phản ứng lý tưởng khuấy liên tục Bài thực hành môn học Mô hình hóa, mô phỏng và tối ưu hóa các quá trình hóa học BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 KHẢO SÁT ĐỘNG HỌC CỦA MỘT BÌNH PHẢN ỨNG LÝ TƯỞNG KHUẤY LIÊN TỤC Mục đích của bài thực hành này là mô phỏng, giải quyết các bài toán trong CNHH. Cụ thể : 1. Xác định các điểm hoạt động dừng của một hệ thống phản ứng pha lỏng lý tưởng khuấy liên tục. 2. Khảo sát các đặc trưng (ma trận và giá trị riêng kết hợp) của hệ thống được tuyến tính hóa. 3. Khảo sát các đáp ứng thời gian của hệ thống với một số điều kiện ban đầu khác nhau. Tài liệu tham khảo : [1] F. Viel et al., Global stabilization of Exothermic Chemical Reactors under Input Constraints, Automatica, 1997. pp. 1437-1448. 1. Mô tả hệ thống phản ứng : Hệ khảo sát trong bài thí nghiệm này là một hệ phản ứng lý tưởng khuấy liên tục (CSTR), được mô tả như trong hình dưới đây: A . QJ υ A A → υB B A, B . Bình phản ứng được cung cấp bởi chất phản ứng A ở lối vào và có trao đổi nhiệt với jacket Q J Bên trong bình phản ứng xảy ra phản ứng hóa học phát nhiệt bậc 1 dạng AÆB với tốc độ phản ứng giả sử tuân theo luật tác động khối lượng rv = k (T ) x A (1) vói x A là nồng độ của cấu tử A và k (T ) là động học phản ứng, giả sử được mô hình theo luật thực nghiệm Arrhenius : Copyright © by Hoàng Ngọc Hà Bài thực hành môn học Mô hình hóa, mô phỏng và tối ưu hóa các quá trình hóa học ⎛−k ⎞ (2) k (T ) = k 0 exp⎜ 1 ⎟ ⎝ T ⎠ Với k 0 là hằng số động học phản ứng và k1 là nhiệt độ hoạt hóa. T là nhiệt độ bên trong bình phản ứng. Ở đầu ra của bình phản ứng, chúng ta thu hồi chất phản ứng A và sản phẩm B. Nghiên cứu cân bằng năng lượng và vật chất của hệ phản ứng mở trên, chúng ta nhận được phương trình vi phân thường ODE sau [1] .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN