tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Châu huyện Hà Trung
Thực tế cho thấy, công tác XHH giáo dục trong thời gian qua chủ yếu là vận dụng nhìn chung chưa có cơ chế, chưa có phương pháp chung. Nơi nào biết làm, được nhân dân ủng hộ thì XHH phát huy được tốt tác dụng, nơi nào cấp uỷ chính quyền ít quan tâm thì sự nghiệp giáo dục chỉ bó hẹp trong trách nhiệm của ngành giáo dục và đương nhiên là hiệu quả giáo dục thấp. Từ vị trí và đối tượng của mình, giáo dục Mầm non có số lượng học sinh ngoài công lập đông nhất và đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên trên thực tế giáo dục mầm non vẫn còn nhiều hạn chế. | Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Hà Châu huyện Hà Trung PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I/ LỜI NÓI ĐẦU. Đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nư ớc. Đảng khẳng định nguồn lực con người là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội và con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế xã hội. Ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu: “ đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu nghèo nàn trở thành một nước công nghiệp, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Đây là mục tiêu của chiến lược cách mạng nước ta và là lợi ích trăm năm của dân tộc ta, mà vì lợi ích ấy chúng ta phải chăm lo “ Sự nghiệp trồng người” như Bác Hồ đã dạy. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay, tiềm năng trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc và phát triển, giáo dục đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi người trong cuộc sống của mình, chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta luôn khẳng định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Mà như chúng ta đã biết mục đích của giáo dục là “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Vì vậy vấn đề cấp bách hiện nay là phải thực hiện tốt phương châm “ Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” “ Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân” . Quan niệm đó luôn được thể hiện nhất quán trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cụ thể là ngày 23 tháng 6 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đó phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục mầm non(GDMN) kèm theo Quyết định số 149/2006/QĐTTg: .
đang nạp các trang xem trước