tailieunhanh - Đạo và đời, lí tưởng và hiện thực trong đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng

Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Lựu, Chu Lai., Ma Văn Kháng có vị trí quan trọng trong văn xuôi thời kì đổi mới. Các tiểu thuyết của ông thời kì này phản ánh bức tranh đa diện, nhiều sắc màu tối sáng của cuộc sống hậu chiến, nơi đang diễn ra cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái cao cả và thấp hèn, lí tưởng và thực tiễn, “đạo” và “đời”. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 104-111 This paper is available online at DOI: “ĐẠO” VÀ “ĐỜI”, LÍ TƯỞNG VÀ HIỆN THỰC TRONG ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ GIẤY GIÁ THÚ CỦA MA VĂN KHÁNG Đỗ Tiến Minh Trường Trung học phổ thông Trần Phú, Vĩnh Phúc Tóm tắt. Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Lựu, Chu Lai. . . , Ma Văn Kháng có vị trí quan trọng trong văn xuôi thời kì đổi mới. Các tiểu thuyết của ông thời kì này phản ánh bức tranh đa diện, nhiều sắc màu tối sáng của cuộc sống hậu chiến; nơi đang diễn ra cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái cao cả và thấp hèn, lí tưởng và thực tiễn, “đạo” và “đời”. . . Đám cưới không có giấy giá thú là dấu mốc bi ai của một giai đoạn các chuẩn mực, giá trị nhân sinh truyền thống bị đảo lộn. Đặng Trần Tự - nhân vật chính trong tiểu thuyết - không chỉ là người “lạc loài” ngay trong gia đình của mình, mà còn mãi mãi là kẻ “lạc thời”. . . Từ khóa: Ma Văn Kháng, Đám cưới không có giấy giá thú, trí thức, kẻ cơ hội. 1. Mở đầu Với Ma Văn Kháng, Ngẫu hứng tự do và sáng tạo (bài đăng trên Tạp chí Văn học, số 2/1989) không tách biệt mà đồng hành với nhiệm vụ Đổi mới tư duy tiểu thuyết (Nxb Hội Nhà văn, 2002). Coi việc “Viết tiểu thuyết là cả một cuộc đi săn hổ dữ” đòi hỏi tư duy, kinh nghiệm nghệ thuật, khả năng tìm tòi phát hiện, chuyển tải được các vấn đề cốt lõi, gai góc của thực tại cuộc sống, nên các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, từ Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Mưa mùa hạ (1982), Vùng biên ải (1983), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989). . . đến Một mình một ngựa (2007), Chim én liệng trời cao (2017). . . sau này đều được công chúng độc giả và giới nghiên cứu phê bình háo hức đón nhận. Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Văn học, Nguyễn Thị Huệ nhấn mạnh Đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80 [2]. Bùi Lan Hương phân tích sâu Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết của Ma .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.