tailieunhanh - Xây dựng tiêu chí giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên ngành kinh tế

Việc xác định tiêu chí giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên ngành Kinh tế là việc làm không chỉ mang lại những ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nó không chỉ giúp sinh viên xác định được mục tiêu và đích cần đạt mà còn giúp các trường xây dựng khung chương trình đào tạo phù hợp với xu hướng hội nhập. Bài viết dựa trên nghiên cứu các cơ sở khoa học để đề xuất tiêu chí giá trị văn hóa công nghiệp cho sinh viên ngành Kinh tế. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 14-19 XÂY DỰNG TIÊU CHÍ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÔNG NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH TẾ Nguyễn Thị Huyền - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/09/2018; ngày sửa chữa: 18/11/2018; ngày duyệt đăng: 20/11/2018. Abstract: Determining the criteria of industrially cultural values of economic specialized students is not only theoretical but also deeply practical meaning, which not only helps students to identify their objective and goal, but also helps universities build curriculum framework consistent with the integrated trend. The article is based on the study of scientific basis to propose criteria of industrial culture value for economic specialized students. Keywords: Value, criteria of cultural value, industrial culture, Economics. 1. Mở đầu Sự tiến bộ về khoa học công nghệ là công cụ đắc lực để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước [1]. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam hay xuất khẩu lao động ra nước ngoài là những cơ hội tốt để giải quyết vấn đề việc làm. Tuy nhiên, hiện nay lực lượng lao động của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghệ, máy móc hiện đại; không thích nghi được với môi trường, phương pháp làm việc công nghiệp. Thực trạng giá trị văn hóa công nghiệp (VHCN) ở con người Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng hiện nay còn nhiều bất cập như tác phong làm việc tùy tiện, không đạt hiệu quả kinh tế, ngại thay đổi,. Có nhiều công trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn về văn hóa, giá trị, VHCN, mối quan hệ giữa văn hóa và nhân cách; giữa văn hóa và nguồn nhân lực,. đã được triển khai ở trong và ngoài nước. Các kết quả cho thấy, đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà cũng là vấn đề của hầu hết các nước trên thế giới [2], [3], [4]. Vai trò của giáo dục trong việc định hướng giá trị VHCN cho thế hệ trẻ đã được khẳng định ở những nước công nghiệp phát triển. Ở nước ta, điều này đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN