tailieunhanh - Tổng quan về các công trình nghiên cứu truyện kể dân gian Việt Nam từ góc độ type và motif (trường hợp ở Việt Nam)
Bài viết này tập trung tổng hợp, nhận định kết quả vận dụng lí thuyết nêu trên của các nhà nghiên cứu Việt Nam với mục đích giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quan, toàn diện về hướng nghiên cứu | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 69-75 This paper is available online at DOI: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VIỆT NAM TỪ GÓC ĐỘ TYPE VÀ MOTIF (TRƯỜNG HỢP Ở VIỆT NAM) Nguyễn Thị Nhung Trường Dự bị Dân tộc, Trường Đại học Cần Thơ Tóm tắt. Nghiên cứu truyện kể dân gian theo type và motif là một hướng nghiên cứu folklore hiệu quả và khá phổ biến trên thế giới. Tiêu biểu là các nghiên cứu của Antti Aarne và Stith Thomps (Phần Lan); . Propp, Veselovski và Meletinski (Nga). Ở Việt Nam, nhiều người đã đã vận dụng thành quả của các nhà nghiên cứu nêu trên trong quá trình thực hiện những nghiên cứu về truyên kể dân gian và được những thành tựu nhất định. Bài viết này tập trung tổng hợp, nhận định kết quả vận dụng lí thuyết nêu trên của các nhà nghiên cứu Việt Nam với mục đích giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quan, toàn diện về hướng nghiên cứu. Từ khóa: Nghiên cứu, truyện kể dân gian, type và motif. 1. Mở đầu Nghiên cứu truyện kể dân gian theo type và motif là một hướng nghiên cứu xuất hiện khá sớm trong lịch sử các phương pháp nghiên cứu folklore thế giới. Antti Anrne và Stith Thomps được giới nghiên cứu folklore nhắc đến đầu tiên khi các ông căn cứ trên cơ sở phương pháp địa lí lịch sử tiến hành sưu tầm tất cả các bản kể và các dị bản của nó để sắp xếp những bản có đặc điểm cấu tạo giống nhau vào cùng một type truyện và đặt tên theo thứ tự nhất định từ A đến Z để tạo nên một bảng mục lục tra cứu hết sức hữu dụng cho các nhà nghiên cứu Foklore trên toàn thế giới [14]. Nền tảng lí thuyết theo hướng cấu trúc chức năng là thuyết của . Propp về motif và lí thuyết chức năng của nhân vật. . Propp cho rằng: “trong truyện cổ tích còn có những yếu tố nhỏ hơn motif và chúng không tồn tại theo một trật tự xác định mà mỗi motif có công thức cấu tạo riêng và thể phân chia thành nhiều thành phần nhỏ hơn” [10]. Nếu như việc vận dụng lí thuyết của .
đang nạp các trang xem trước