tailieunhanh - Xác định biên giới trên biển và khu vực biên giới biển của Việt Nam từ góc độ pháp Luật quốc tế
Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích và bình luận những quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề xác định biên giới và khu vực biên giới quốc gia trên biển theo quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đưa ra những vấn đề còn bất cập, hạn chế và từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc xác định biên giới và khu vực biên giới của quốc gia trên biển, góp phần bảo vệ lợi ích tối cao và chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam tại biển Đông. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 165-177 Xác định biên giới trên biển và khu vực biên giới biển của Việt Nam từ góc độ pháp Luật quốc tế Nguyễn Bá Diến*, Nguyễn Hùng Cường* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 22 tháng 3 năm 2011 Tóm tắt. Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích và bình luận những quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề xác định biên giới và khu vực biên giới quốc gia trên biển theo quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đưa ra những vấn đề còn bất cập, hạn chế và từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc xác định biên giới và khu vực biên giới của quốc gia trên biển, góp phần bảo vệ lợi ích tối cao và chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam tại biển Đông. thực địa, bảo dưỡng duy tu mốc quốc giới và xây dựng quy chế pháp lý cho khu vực biên giới. Việc xác định biên giới trên bộ, trên không và trong lòng đất tuy phức tạp nhưng việc xác định một cách chính xác đường biên giới, đường ranh giới trên biển còn phức tạp hơn nhiều đặc biệt là đối với các vùng biển chồng lấn hay các vùng biển có tranh chấp về chủ quyền của các quốc gia ven biển. Lịch sử phát triển của Luật biển quốc tế gắn liền với quá trình pháp điển hoá các quy định của pháp luật và tập quán hoá quy chế pháp lý các vùng biển xác định ranh giới giữa các vùng biển và biên giới quốc gia trên biển. Trải qua bốn hội nghị pháp điển hoá Luật quốc tế, mà với đỉnh cao là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu và quyền lợi của tất cả các quốc gia. Đây là một Công ước có quy mô đồ sộ với 320 điều khoản, 17 phần, 9 phụ lục và 4 nghị quyết. Công ước Luật biển 1982 thực sự là một cơ sở pháp lý quan trọng cho tất cả các quốc gia ven biển, 1. Xác định biên giới trên biển và khu vực biên giới của quốc gia theo pháp luật quốc tế* Chủ quyền và
đang nạp các trang xem trước