tailieunhanh - Đạo hiếu Phật giáo trong phong tục tập quán của người Việt Nam
Bài viết đề cập đến ảnh hưởng của đạo hiếu Phật giáo đối với phong tục, tập quán của người Việt Nam trên các phương diện như tang ma, thờ cúng tổ tiên và lễ hội. | Đinh Thị Giang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 165 - 169 ĐẠO HIẾU PHẬT GIÁO TRONG PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Đinh Thị Giang* Trường Đại học Y Dược ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Phật giáo du nhập vào Việt Nam (khoảng đầu Công nguyên), để tồn tại và phát triển, Phật giáo đã phải tìm cách thích nghi với phong tục, tín ngưỡng bản địa của người Việt ở đây. Đạo hiếu Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo hiếu truyền thống vì vậy những nội dung cơ bản của đạo hiếu Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa của người Việt Nam hiện nay trên các phương diện: tư tưởng, chính trị -xã hội; phong tục tập quán, lối sống; văn học, đạo đức. Bài viết đề cập đến ảnh hưởng của đạo hiếu Phật giáo đối với phong tục, tập quán của người Việt Nam trên các phương diện như tang ma, thờ cúng tổ tiên và lễ hội. Từ khóa: Đạo hiếu, đạo hiếu Phật giáo, phong tục, tập quán, đạo hiếu truyền thống Việt Nam. ĐẶT VẤN ĐỀ * Phong tục tập quán là những thói quen, những tục lệ đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được các thế hệ trước truyền lại cho đời sau mà con người ngày nay vẫn còn thừa nhận và thực hiện [1, ]. Nguồn gốc của phong tục tập quán Việt Nam trước tiên là bắt nguồn từ các tục lệ do điều kiện thời tiết, điều kiện sản xuất và sinh hoạt của người Việt Nam tạo nên. Ngoài ra, phong tục tập quán Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của các tư tưởng khác như Nho giáo, Phật giáo Phật giáo truyền vào Việt Nam từ đầu Công nguyên. Quá trình đó đạo hiếu Phật giáo đã hòa quyện vào phong tục tập quán của người Việt Nam. Người Việt Nam rất coi trọng việc giáo dục đạo hiếu. Trong sự trưởng thành nhân cách, hiếu đễ là một tiêu chí căn bản “Đạo hiếu trở thành giá trị tinh thần mạnh mẽ khi trong thâm tâm mỗi người tự thấy đó là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống cao đẹp của mỗi người” [2, ]. Tư tưởng đạo hiếu Phật giáo nói về tứ ân trong đó nhấn mạnh đến công lao cha mẹ và con đường báo đáp công lao của cha mẹ. Quan điểm này của đạo hiếu Phật giáo phù hợp với phong tục tập quán của
đang nạp các trang xem trước