tailieunhanh - Tăng cường xuất khẩu chè nhằm phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai

Bài viết này phân tích rõ thực trạng và đánh giá đóng góp xuất khẩu chè tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai, từ đó khẳng định vai trò quan trọng của xuất khẩu chè cũng như đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng quy mô trồng chè, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm chè, phát triển thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, đóng góp phát triển bền vững kinh tế tỉnh Lào Cai. | Dương Thị Tình Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 91 - 96 TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH LÀO CAI Dương Thị Tình* Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tại tỉnh Lào Cai, cây chè đang được quy hoạch tập trung thành từng vùng trọng điểm, tạo thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất hàng hóa quy mô lớn, quản lý chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai, giúp giải quyết việc làm ổn định cho người dân trồng chè và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, việc phát triển vùng chè nguyên liệu ở Lào Cai đang gặp khó khăn do công tác quản lý quy hoạch còn hạn chế, năng suất và chất lượng chè chưa thật cao, dây chuyền thiết bị công nghệ chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cũng như phạm vi thị trường xuất khẩu chè. Bài viết này phân tích rõ thực trạng và đánh giá đóng góp xuất khẩu chè tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai, từ đó khẳng định vai trò quan trọng của xuất khẩu chè cũng như đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng quy mô trồng chè, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm chè, phát triển thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, đóng góp phát triển bền vững kinh tế tỉnh Lào Cai. Từ khóa: Xuất khẩu chè, phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, xúc tiến thương mại, thị trường xuất khẩu. GIỚI THIỆU * Trong xu hướng của toàn cầu hóa và khu vực hóa của nền kinh tế thế giới hiện nay, thương mại quốc tế đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế trong nước và thế giới, góp phần cải thiện sức cạnh tranh cũng như tăng trưởng kinh tế. Trong đó, xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển [1]. Đối với các địa phương, xuất khẩu là động lực hữu hiệu để đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất của địa phương, phát huy tính sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông qua cạnh tranh quốc tế. Kinh doanh xuất khẩu còn là phương tiện để khai thác lợi thế về .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN