tailieunhanh - Một số vấn đề lý luận về hình phạt trong Luật hình sự

Trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau trong khoa học Luật hình sự Việt Nam và nước ngoài về khái niệm hình phạt, các đặc điểm và mục đích của hình phạt, tác giả đã đưa ra khái niệm khoa học về hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 143-156 Một số vấn đề lý luận về hình phạt trong Luật hình sự Trịnh Quốc Toản** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 18 tháng 4 năm 2011 Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau trong khoa học Luật hình sự Việt Nam và nước ngoài về khái niệm hình phạt, các đặc điểm và mục đích của hình phạt, tác giả đã đưa ra khái niệm khoa học về hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành. triết gia người Đức chủ trương. I. Kant cho rằng, sự bất công do hành vi của người phạm tội gây ra phải được đền bù bằng hình phạt, thông qua đó trật tự pháp luật bị xâm phạm được khôi phục [1]. Việc áp dụng hình phạt nhằm đảm bảo công lý, công bằng. Cơ sở pháp lý và ý nghĩa của hình phạt theo học thuyết hình phạt tuyệt đối, chỉ nằm ở sự trừng trị, trả thù, có nghĩa là bằng việc áp dụng hình phạt, sự bất công mà người phạm tội đã có lỗi gây ra được đền bù công bằng. Còn F. Hegel lại coi hình phạt là sự phủ định của sự phủ định (Negation der Negation). Ông cho rằng, tội phạm là sự phủ định các quyền, nên hình phạt là công cụ để phủ định tội phạm, nhằm khôi phục lại các quyền đã bị vi phạm. Hình phạt là sự trừng trị, trả thù của Nhà nước, là điều ác trả bằng điều ác. Hình phạt chỉ có mục đích tự thân, không có mục đích cải tạo, răn đe, phòng ngừa chung [2]. Do có quan điểm coi hình phạt là công cụ trừng trị, trả thù của Nhà nước, nên hình phạt được các học giả định nghĩa như là "sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần hoặc sự bất lợi nhất định nào đó dành cho người có hành vi phạm tội theo một bản án hoặc quyết định của Tòa án" [3]; "là sự đau đớn mà người ta làm cho chủ thể của hành vi phạm pháp chịu đau khổ vì nguyên nhân của hành vi này; đó là tổn hại mà Hình phạt là một phạm trù pháp lý và xã hội phức tạp, mang tính khách quan, gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật, vì thế nó được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như triết học, thần học, giáo dục

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN