tailieunhanh - Cơ chế kiểm tra, giám sát trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Bài viết đề cập đến việc kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự mang tính tất yếu trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nội dung nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (Điều 32 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003), việc giám sát đối với hoạt động tố tụng hình sự của Viện kiểm sát và của Tòa án. Trên cơ sở này, tác giả có một vài đánh giá về thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự qua đó tiếp tục hoàn thiện cơ chế này. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 111-117 Cơ chế kiểm tra, giám sát trong hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện Nguyễn Ngọc Chí** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 28 tháng 4 năm 2011 Tóm tắt. Bài viết đề cập đến việc kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự mang tính tất yếu trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nội dung nguyên tắc giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (Điều 32 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003), việc giám sát đối với hoạt động tố tụng hình sự của Viện kiểm sát và của Tòa án. Trên cơ sở này, tác giả có một vài đánh giá về thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự qua đó tiếp tục hoàn thiện cơ chế này. GS. TS. Nguyễn Đăng Dung đã đưa ra nhận định “Việc kiềm chế sử dụng quyền lực Nhà nước là thách thức đối với bất kỳ nhà nước nào, nhất là khi việc này không được làm cho các cơ quan nhà nước mất đi tính mềm dẻo cần phải có để tiến hành công việc của mình. Việc sử dụng không đúng quyền lực nhà nước gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho uy tín của Nhà nước trước nhân dân”[1]. Hạn chế sự lạm quyền chỉ có hiệu quả khi có cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp “xây dựng một cơ chế kiểm soát hợp lý, đầy đủ và có hiệu lực luôn là những bảo đảm cho quyền lực hoạt động hết công suất đồng thời tránh được tình trạng bộ máy quyền lực vận hành ngoài tầm kiểm soát của người chủ quyền lực dẫn đến quan liêu tha hóa quyền lực”[2]. Vị trí của giám sát và cơ chế kiểm tra giám sát quyền lực Nhà nước ở Việt Nam được xuất phát từ hai yêu cầu chủ yếu sau: a) Yêu cầu của tính thống nhất về quyền lực; b) Yêu cầu phân công quyền lực trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Khi đã có sự phân công quyền lực phải có sự theo dõi, kiểm tra bảo đảm cho các cơ quan thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được phân công trong 1. Kiểm tra, giám sát trong .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.