tailieunhanh - Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong giảng dạy cơ học cho học sinh trung học phổ thông

Bài viết nghiên cứu tầm quan trọng của bài tập Vật lý, trong đó bài tập có nội dung thực tế phần cơ học là một phương tiện có hiệu quả cao trong việc hình thành cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể trong cuộc sống và tích lũy kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn. | Nguyễn Thúc Cảnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 97 - 103 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ TRONG GIẢNG DẠY CƠ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thúc Cảnh* Trường Đại học Sư phạm quốc gia Moscow TÓM TẮT Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Sử dụng hệ thống bài tập trong quá trình dạy học là một phương tiện quan trọng trong dạy học giải quyết vấn đề. Bài tập Vật lý có tác dụng tích cực trong việc ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề vào quá trình dạy học môn Vật lý ở trung học phổ thông, bài báo này nghiên cứu tầm quan trọng của bài tập Vật lý, trong đó bài tập có nội dung thực tế phần cơ học là một phương tiện có hiệu quả cao trong việc hình thành cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể trong cuộc sống và tích lũy kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn. Từ khóa: Bài tập, thực tế, giảng dạy, cơ học, trung học phổ thông, Việt Nam ĐẶT VẤN ĐỀ * Nền giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến việc học sinh làm được cái gì thông qua việc học. Để thực hiện được điều đó, người dạy nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành năng lực; phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ chủ yếu kiểm tra về trí nhớ của người học sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của người học để giải quyết vấn đề để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN