tailieunhanh - Bài giảng Sỏi thận tiết niệu - BS. Nguyễn Đức Long

Bài giảng với các nội dung nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh; biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng; chẩn đoán; phòng bệnh và điều trị. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu bài giảng. | Bài giảng Sỏi thận tiết niệu - BS. Nguyễn Đức Long SỎI THẬN - TIẾT NIỆU BS NGUYỄN ĐỨC LONG SỎI THẬN - TIẾT NIỆU Sỏi thận - tiết niệu là một bệnh lý thường gặp chiếm khoảng 3% dân số các nước phương Tây. Tại khoa Thận Bệnh viện Bạch Mai, trong 5 năm (1991- 1996) có 216/2256 bệnh nhân nằm viện có viêm thận - bể thận do sỏi chiếm tỷ lệ 9,5%. I. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH Sỏi thận tiết niệu do nhiều nguyên nhân gây nên: 1. Sỏi calci: chiếm 90% trường hợp. 2. Sỏi acid uric: 3. Sỏi struvit: Nguồn gốc là nhiễm khuẩn tiết niệu. 4. Sỏi oxalat: Nguồn gốc có thể do di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường gây loạn dưỡng oxalat. 5. Sỏi cystin: Do rối loạn vận chuyển cystin ở ống thận và ở niêm mạc ruột, nguyên nhân do di truyền gen lặn nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể thứ 14. II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 1. Biểu hiện lâm sàng: Rất đa dạng. Tùy thuộc vào: vị trí, vào độ to, vào các biến chứng. a. Tiền sử: Đái sỏi hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần: đái buốt, đái rắt, đái đục, đái mủ tái phát nhiều lần. II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 1. Biểu hiện lâm sàng: b. Đau: - Cơn đau dữ dội “cơn đau quặn thận”: + Đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu. + Cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng. Có khi nôn, buồn nôn. + Nguyên nhân đau thường do sỏi di chuyển từ trên đài, bể thận xuống gây căng niệu quản, tăng áp lực trong lòng niệu quản và co thắt niệu quản. II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 1. Biểu hiện lâm sàng: b. Đau: - Đau âm ỉ gặp ở những sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận, các sỏi niệu quản rất nhỏ di chuyển - Đau hông lưng còn có thể do ứ nước bể thận do sỏi trung bình và to ở niệu quản gây tắc nghẽn niệu quản. - Đau hông lưng âm ỉ đôi khi có thể là một biểu hiện lâm sàng của viêm bể thận cấp do sỏi. - Đau kèm theo bí đái có thể là do sỏi đã chít tắc ở cổ bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo. II. BIỂU

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.