tailieunhanh - Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền
Bài viết bàn về mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong việc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước. Trên cơ sở các đặc điểm của các hình thức phân chia quyền lực giữa Trung ương và địa phương, bài viết đưa ra các khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền. Đây là những khái niệm có tính học thuật và thực tiễn cao có thể vận dụng trong quá trình phân cấp quản lý Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 214-228 Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền Nguyễn Cửu Việt* Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Số 2-4 Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 10 năm 2010 Tóm tắt. Bài viết bàn về mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong việc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước. Trên cơ sở các đặc điểm của các hình thức phân chia quyền lực giữa Trung ương và địa phương, bài viết đưa ra các khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền. Đây là những khái niệm có tính học thuật và thực tiễn cao có thể vận dụng trong quá trình phân cấp quản lý Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 1. Ý nghĩa vấn đề * cách tổ chức thành nhà nước đơn nhất, liên bang, liên minh, hợp bang, tùy theo đặc điểm mỗi quốc gia. Nhưng lời giải đáp bên trong phức tạp hơn. Bởi cùng một hình thức cấu trúc của nhà nước như đơn nhất hay liên bang lại có thể là các hình thức chính thể quân chủ hoặc cộng hòa với nhiều biến dạng cụ thể mà các biến dạng đó lại khác nhau xa về tính dân chủ. Nhà nước quân chủ không phải lúc nào cũng mất dân chủ như các nhà nước quân chủ lập hiến hiện đại như Anh, Thụy Điển, Nhật Bản Bên cạnh đó, nhà nước cộng hòa không phải lúc nào cũng có dân chủ như các nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô (chỉ dân chủ với số ít chủ nô), các nước cộng hòa phát xít Vì vậy, xét về tính dân chủ trong cách cai trị của các quốc gia thì yếu tố quan trọng nhất là chế độ chính trị hiểu với nghĩa là phương pháp cai trị dân chủ hay phản dân chủ. Phương pháp cai trị này thể hiện rõ nhất trong quan điểm “tập trung để trị” hay “chia để trị” xét theo vấn đề tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo lãnh thổ. Nhưng ngay cùng một phương pháp cai trị dân chủ trong thời kỳ hiện đại thì mức độ dân chủ trong mỗi quốc gia cũng khác nhau, như hiện nay hầu hết các quốc gia đều đi theo con đường Nếu vấn đề nhà nước là trung tâm của đấu tranh chính trị thì vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước là trung tâm của các vấn đề nhà nước. Có hai vấn
đang nạp các trang xem trước