tailieunhanh - Con người tính dục trong thơ nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương
Nhìn con người trên bình diện con người tính dục, Hồ Xuân Hương đề cao khát vọng tự do bình đẳng về tính dục, dùng cái tục để đả kích cái xấu trong xã hội phong kiến. Do vậy, thơ nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương không phải là thơ dâm mà là những bài thơ độc đáo hấp dẫn bởi chất nhân văn vượt thời đại hết sức đáng quý của nữ thi sĩ. | Con người tính dục trong thơ nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 20 năm 2010 CON NGƯỜI TÍNH DỤC TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG Nguyễn Công Danh* TÓM TẮT Nhìn con người trên bình diện con người tính dục, Hồ Xuân Hương đề cao khát vọng tự do bình đẳng về tính dục, dùng cái tục để đả kích cái xấu trong xã hội phong kiến. Do vậy, thơ nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương không phải là thơ dâm mà là những bài thơ độc đáo hấp dẫn bởi chất nhân văn vượt thời đại hết sức đáng quý của nữ thi sĩ. ABSTRACT Human sexuality in Nom poetry by the poetess, Ho Xuan Huong Looking at the human sexuality aspect, Ho Xuan Huong dignified the desire of sexual equality and freedom between men and women. She used vulgar words to criticize evils in feudal society. Therefore, the Nom by Ho Xuan Huong transmitted orally were not lustful but unique and attractive due to valuable humanity in her over- time verses. Văn học là nhân học. Trong khi phản ánh đời sống con người, văn học thể hiện cái nhìn chủ quan của mình đối với các hiện tượng đời sống, từ đó bộc lộ quan điểm thẩm mỹ của nhà văn, quan điểm mới của nhà văn về con người. Vì sự đổi mới và đa dạng của văn học trước hết là đổi mới và đa dạng trong quan niệm nghệ thuật về con người. Khi tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật về con người trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, chúng tôi thấy nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nhìn con người ở bình diện: con người tính dục. Khi đề cập đến con người tính dục, Nguyễn Lộc đã khẳng định khát vọng chính đáng về hạnh phúc ái ân của con người. Ông viết: “Thỏa mãn cuộc sống bản năng cũng là một khát vọng chính đáng của con người giống như bất cứ một khát vọng chính đáng nào” [5; 171]. Đó là nhìn nhận rất người của Nguyễn Lộc. Cùng quan điểm với Nguyễn Lộc, Trần Đình Sử đánh giá: “Nhà thơ xem đó (việc sinh hoạt vợ chồng ở chốn buồng khuê) là một nhu cầu đương nhiên, công khai, có tính thách thức”, “một nhu cầu của con người
đang nạp các trang xem trước