tailieunhanh - Bút pháp trào lộng – Một trong những biểu hiện của xu hướng dân tộc hóa thể loại trong Hồng Đức Quốc âm Thi tập

Bút pháp trào lộng là một trong những biểu hiện cho xu hướng dân tộc hóa thể loại của Hồng Đức quốc âm thi tập, và được thể hiện ở một số phương diện cơ bản: đề tài, chủ đề; cách sử dụng hệ thống hình tượng bắt nguồn từ hiện thực đời sống bình dị, dân dã; nghệ thuật hư cấu dựa trên những liên tưởng tương đồng, quen thuộc của sự vật, hiện tượng; nghệ thuật đối lập giữa cái “chân” và cái “giả”, cái “bi” và cái “hài”; lối nói cường điệu phóng đại tạo tiền đề cho sự cho những thành công của bút pháp trào lộng trong thơ Nôm Đường luật ở các thể kỷ sau. | Bút pháp trào lộng – Một trong những biểu hiện của xu hướng dân tộc hóa thể loại trong Hồng Đức Quốc âm Thi tập Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Số 20 năm 2010 BÚT PHÁP TRÀO LỘNG - MỘT TRONG NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA XU HƯỚNG DÂN TỘC HÓA THỂ LOẠI TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP Trần Quang Dũng* TÓM TẮT Bút pháp trào lộng là một trong những biểu hiện cho xu hướng dân tộc hóa thể loại của Hồng Đức quốc âm thi tập, và được thể hiện ở một số phương diện cơ bản: đề tài, chủ đề; cách sử dụng hệ thống hình tượng bắt nguồn từ hiện thực đời sống bình dị, dân dã; nghệ thuật hư cấu dựa trên những liên tưởng tương đồng, quen thuộc của sự vật, hiện tượng; nghệ thuật đối lập giữa cái “chân” và cái “giả”, cái “bi” và cái “hài”; lối nói cường điệu phóng đại tạo tiền đề cho sự cho những thành công của bút pháp trào lộng trong thơ Nôm Đường luật ở các thể kỷ sau. ABSTRACT Satire penmanship – one of the presentations of tendency to nationalize poetic styles in Hong Duc Quoc am Thi tap Satire penmanship was one of the presentations of tendency to nationalize poetic styles in Hong Duc Quoc am Thi tap in some basic aspects: subjects, themes, the ways of using image system from the reality of normal life, country dwellers, fictitious art based on similar, familiar connections of things and phenomena, contrastive art of “truth” and “fake”, of “tragedy” and “humor”; exaggeration that made premises for successes of satire penmanship in poetry of Nom Duong luat in the following centuries. 1. Đặt vấn đề Trong tiến trình thơ Nôm Đường luật (TNĐL), Hồng Đức Quốc âm thi tập (HĐQATT) là cột mốc thứ hai, sau Quốc âm thi tập, khẳng định vị trí xứng đáng của dòng thơ tiếng Việt trong nền văn học dân tộc. Nghiên cứu khuynh hướng vận động thẩm mỹ của tập thơ, chúng ta thấy có hai xu hướng trái chiều: vừa hướng tới “đồng tâm” với tính chất ước lệ, điển phạm của thơ luật Đường, vừa hướng tới “li tâm” theo tinh thần của thơ ca dân tộc ở cả phương diện nội