tailieunhanh - Nghiên cứu trí tuệ xã hội của sinh viên đại học sư phạm

Bài viết trình bày nghiên cứu khái niệm trí tuệ xã hội và mô hình trí tuệ xã hội của sinh viên đại học sư phạm. Dựa trên mô hình trí tuệ xã hội mang đặc trưng nghề nghiệp của sinh viên đại học sư phạm (ĐHSP), tác giả đã thiết kế ra bộ trắc nghiệm để đánh giá chỉ số trí tuệ xã hội (SQ) của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 3-10 This paper is available online at DOI: NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Nguyễn Công Khanh Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Khảo thí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo trình bày nghiên cứu khái niệm trí tuệ xã hội và mô hình trí tuệ xã hội của sinh viên đại học sư phạm. Dựa trên mô hình trí tuệ xã hội mang đặc trưng nghề nghiệp của sinh viên đại học sư phạm (ĐHSP), tác giả đã thiết kế ra bộ trắc nghiệm để đánh giá chỉ số trí tuệ xã hội (SQ) của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 20-25% sinh viên được khảo sát có chỉ số SQ thấp (<90). Kết quả khảo sát cũng chỉ ra sinh viên ĐHSP có những điểm mạnh (Năng lực nhận thức xã hội và Năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội) và những điểm yếu (Năng lực thích ứng hoà nhập môi trường xã hội và Năng lực thiết lập, duy trì các quan hệ xã hội). Từ khóa:Trí tuệ xã hội, mô hình trí tuệ xã hội, trắc nghiệm trí tuệ xã hội, chỉ số trí tuệ xã hội (SQ) của sinh viên đại học sư phạm. 1. Mở đầu Edward Thorndike (1920), chuyên gia tâm lí học tại Đại học Columbia là người đầu tiên nghiên cứu và xác định rõ nội hàm khái niệm “trí tuệ xã hội” (Social Intelligence - SI). Nghiên cứu của ông khởi đầu với giả thuyết rằng, khả năng thấu hiểu người khác và khả năng hành động thích hợp trong mối quan hệ giữa các cá nhân cũng là một thành phần của trí tuệ. Theo ông, trí tuệ xã hội liên quan đến năng lực của một cá nhân để hiểu, kiểm soát người khác, để tham gia và hành động thích ứng trong các tương tác xã hội. Nói khác đi, trí tuệ xã hội chính là năng lực hiểu và kiểm soát mà mỗi cá nhân dùng để hành động một cách khôn ngoan trong các mối quan hệ với người khác [4]. Karl Albrecht (2006) đã định nghĩa trí tuệ xã hội như là năng lực chung sống hoà thuận cùng người khác, giành được sự ủng hộ,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.