tailieunhanh - Một số quy định của pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu
Trong bài viết này, tác giả phân tích những vấn đề cơ bản của các công ước quốc tế quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu, đặc biệt là giới hạn trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu tàu chở dầu và việc bồi thường bổ sung được cung cấp thông qua Quỹ IOPC. Trong phần kết luận tác giả đưa ra một số nhận định và đề xuất về chính sách đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để cải thiện việc bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu ở Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 56‐62 Một số quy định của pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu Mai Hải Đăng** Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 29 tháng 12 năm 2011 Tóm tắt. Trong bài viết này, tác giả phân tích những vấn đề cơ bản của các công ước quốc tế quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu, đặc biệt là giới hạn trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu tàu chở dầu và việc bồi thường bổ sung được cung cấp thông qua Quỹ IOPC. Trong phần kết luận tác giả đưa ra một số nhận địch và đề xuất về chính sách đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để cải thiện việc bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu ở Việt Nam. 1. Đặt vấn đề* đã thông qua các công ước quốc tế thiết lập khung pháp lý về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu do các sự cố tràn dầu từ tàu gây ra: Công ước quốc tế 1969 về trách nhiệm dân sự đối với bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu (Công ước trách nhiệm dân sự 1969) và Công ước quốc tế 1971 về thành lập Quỹ quốc tế đối với đền bù thiệt hại do ô nhiễm dầu (Công ước Quỹ 1971). Công ước trách nhiệm dân sự 1969 được sửa đổi năm 1992 bởi hai Nghị định thư và các công ước sửa đổi này được gọi là Công ước trách nhiệm dân sự 1992 (CLC 1992) và Công ước Quỹ 1992 (Fund 1992). Các công ước này có hiệu lực vào ngày 30 tháng 5 năm 1996 [1]. Công ước trách nhiệm dân sự 1992 (CLC 1992) quy định trách nhiệm pháp lý của chủ tàu đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu. Công ước đưa ra nguyên tắc nghiên ngặt về trách nhiệm pháp lý đối với chủ tàu và quy định chủ tàu phải mua bảo hiểm bắt buộc hoặc đảm bảo tài chính để đảm bảo trách nhiệm đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu gây ra. Chủ tàu được quyền giới hạn trách nhiệm pháp lý theo dung tích của tàu. Tuy nhiên công ước không quy định việc mua bảo hiểm hoặc đảm bảo tài chính đối với những tàu có trọng tải dưới tấn dầu [2]. Hiện nay, ô nhiễm biển và đại dương do dầu luôn được xem là nguồn ô nhiễm nguy hiểm của môi trường .
đang nạp các trang xem trước