tailieunhanh - Bi cảm (Aware) trong Cố đô của Kawabata

Kawabata là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại Nhật Bản. Lựa chọn, khai thác chất liệu văn hóa cổ truyền của dân tộc chính là yếu tố tạo ra sức hấp dẫn cho các sáng tác của nhà văn. Đặc biệt, aware – phạm trù quan trọng của mĩ học truyền thống Nhật Bản đã được Kawabata kế thừa, phát huy đầy sáng tạo, trở thành một nội dung quan trọng trong các tác phẩm của ông. Việc tìm hiểu aware trong tiểu thuyết Cố đô sẽ giúp chúng ta khám phá những vẻ đẹp độc đáo Nhật qua ngòi bút hiện đại của nhà văn “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản”. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 26-33 This paper is available online at DOI: BI CẢM (AWARE) TRONG CỐ ĐÔ CỦA KAWABATA Nguyễn Thị Thanh Nga Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Kawabata là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại Nhật Bản. Lựa chọn, khai thác chất liệu văn hóa cổ truyền của dân tộc chính là yếu tố tạo ra sức hấp dẫn cho các sáng tác của nhà văn. Đặc biệt, aware – phạm trù quan trọng của mĩ học truyền thống Nhật Bản đã được Kawabata kế thừa, phát huy đầy sáng tạo, trở thành một nội dung quan trọng trong các tác phẩm của ông. Việc tìm hiểu aware trong tiểu thuyết Cố đô sẽ giúp chúng ta khám phá những vẻ đẹp độc đáo Nhật qua ngòi bút hiện đại của nhà văn “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản”. Từ khóa: Bi cảm (aware), Cố đô, Kawabata Yasunari. 1. Mở đầu Kawabata là một hiện tượng của văn học Nhật Bản nói riêng và văn học thế giới nói chung. Kể từ sau khi Kawabata nhận giải thưởng Nobel văn học (1968) tên tuổi của ông đã vượt ra ngoài Nhật Bản, dành được sự yêu mến, ngưỡng mộ của đông độc giả trên thế giới. Đã có rất nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của ông được công bố. Trong phạm vi vấn đề nghiên cứu của đề tài, chúng tôi quan tâm đến một số bài viết, công trình trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề mĩ học truyền thống trong sáng tác của ông, đặc biệt là vấn đề bi cảm (aware). Ngoài những bài viết được dịch ở Việt Nam như Giới thiệu nhà văn đoạt giải Nobel văn chương của Viện Hàn lâm Thụy Điển năm 1968 của TS Anders Osterling hay tùy bút Kawabata – con mắt nhìn thấu cái đẹp do Thái Hà trích dịch đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài số 4 năm 1999; thì còn có khá nhiều bài viết, những công trình lớn nhỏ nghiên cứu về sáng tác của Kawabata trên nhiều phương diện, cả nội dung lẫn nghệ thuật. Ngoài ra còn có không ít các công trình được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, các luận văn, luận án được bảo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.