tailieunhanh - Hoàn thiện quy chế pháp lý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng, đất rừng tại Việt Nam

Bài viết tập trung nghiên cứu chỉ ra các khiếm khuyết về mặt pháp lý đối với vấn đề cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng và đất rừng tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 268-274 Hoàn thiện quy chế pháp lý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng, đất rừng tại Việt Nam Nguyễn Thanh Huyền** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 10 năm 2011 Tóm tắt. Cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng, đất rừng tại Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 2004 và Luật Đất đai năm 2003, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã quy định khá cụ thể về loại rừng và loại đất trồng rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê. Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc lớn nhất ở đây lại là thủ tục cho thuê và quy trình thẩm định việc cho thuê chưa cụ thể và rõ ràng. Nghiên cứu này chỉ ra các khiếm khuyết về mặt pháp lý đối với vấn đề cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng và đất rừng tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật. 1. Đặt vấn đề* luật về cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng, đất trồng rừng, chỉ ra những khiếm khuyết về mặt pháp lý, trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện quy chế pháp lý đối với việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng và đất trồng rừng là vấn mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Một trong những vấn đề “nóng” trên nghị trường Quốc hội và trên nhiều diễn đàn trong thời gian qua là vấn đề cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng, đất trồng rừng. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Mặc dù vậy, chúng ta cần phải khẳng định thu hút đầu tư nước ngoài vào trồng rừng là một chính sách đúng đắn, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần bảo vệ môi trường. Đây được xem là điểm mới trong Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 2004 so với Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 1991 [1]. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách này trong thực tế lại gặp phải không ít khó khăn do chúng ta chưa có những hướng dẫn chi tiết và cụ thể, đồng thời thiếu sự phối hợp, thẩm định chuyên ngành của

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.