tailieunhanh - Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 006

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo Đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 006 sau đây, nhằm rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân. | SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THỨ NHẤT NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm, 04 trang) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Mã đề thi 006 Câu 81: Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác là A. điểm nút. B. lượng. C. chất. D. giới hạn độ. Câu 82: Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Quốc phòng. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Kinh tế. Câu 83: Công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự khi công khai A. kinh nghiệm quản lí. B. đời tư người khác. C. thông tin bản thân. D. bí mật gia truyền. Câu 84: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất thường A. bằng nhau. B. cao hơn. C. thấp hơn. D. giữ nguyên. Câu 85: Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào vi phạm nguyên tắc bầu cử đều phải A. thay đổi hệ tư tưởng. B. bổ sung phiếu bầu. C. chịu trách nhiệm pháp lí. D. công khai xin lỗi. Câu 86: Khi xe chở khách du lịch chuẩn bị dừng ở điểm thăm quan thì du khách A thông báo mình bị mất điện thoại. Lập tức, anh T hướng dẫn viên yêu cầu lái xe K và phụ xe M đóng cửa xe để anh cùng chị Y phiên dịch viên lần lượt khám hành lí cá nhân của tất cả hành khách trên xe. Vì bị say xe, du khách B lớn tiếng yêu cầu mở cửa cho mình xuống trước nhưng bị anh K và anh M sỉ nhục ngăn cản. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm? A. Anh T, anh B và anh M. B. Anh K, anh M và anh B. C. Anh K, anh M, anh T và chị .