tailieunhanh - Tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự - Chuyên đề 1: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chuyên đề 1 cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, cần thiết về nhà nước hệ thống chính trị, vị trí của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị nước Việt Nam cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm cơ sở cho việc nghiên cứu các chuyên đề sau của chương trình bồi dưỡng cán sự. | Tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự - Chuyên đề 1: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chuyên đề 1 NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Khái quát chung về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam a) Nhà nước và dấu hiệu đặc trưng của nhà nước Sự phát triển của sản xuất vật chất chuyển xã hội từ cung không đủ cầu sang một giai đoạn mới: Có của cải dự thừa, tiêu dùng đã có dự trữ. Việc chiếm đoạt tài sản dự trữ đã phân hóa xã hội thành giai cấp, đối lập nhau về lợi ích. Xã hội hình thành mâu thuẫn giai cấp. Khi mâu thuẫn giai cấp phát triển đến độ không thể điều hòa được thì nhà nước ra đời. Nhà nước biểu hiện và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó, bản chất của nhà nước luôn mang tính giai cấp và nó phản ánh bản chất của giai cấp cầm quyền Trong các xã hội có giai cấp (chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản) quyền lực chính trị thuộc về giai cấp thống trị hoặc liên minh giai cấp thống trị. Thông qua quyền lực chính trị, giai cấp thống trị bắt các giai cấp khác phục tùng ý chí của mình. Quyền lực chính trị như C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, thực chất là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để đàn áp những giai cấp khác. Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị; là bộ máy quyền lực đặc biệt để trước hết cưỡng chế, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, do được hình thành từ bộ máy quản lý cộng đồng, nên nhà nước cũng đồng thời nhân danh xã hội, đại diện cho xã hội thực hiện các chức năng quản lý xã hội, phục vụ nhu cầu chung của xã hội, tương ứng với bản chất của giai cấp cầm quyền và điều kiện tồn tại của xã hội Nhà nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, là công cụ của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm chống lại giai cấp bóc lột và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN