tailieunhanh - Đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 013

Các bạn tham khảo Đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 013 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA LẦN THỨ NHẤT - NĂM HỌC 2018-2019 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phầ n: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên học sinh :. Số báo danh : . Mã đề 013 Câu 81. Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hóa ở người? A. Ruột thừa, răng khôn. B. Chi trước ngắn hơn chi sau. C. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú. D. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng. Câu 82. Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là A. axit amin. B. uraxin (U). C. xitôzin (X). D. timin (T). Câu 83. Ở một loài thực vật, alen A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thân thấp. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho kết quả đời con đều có kiểu hình thân cao? A. Aa×Aa. B. aa×aa. C. Aa×AA. D. Aa×aa. Câu 84. Động vật nào sau đây tiêu hoá nội bào? A. Lợn. B. Chim. C. Trùng roi. D. Giun đất. Câu 85. Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp? A. ARN-pôlimeraza và peptidaza. B. Restrictaza và ligaza. C. Amilaza và ligaza. D. ADN-pôlimeraza và amilaza. Câu 86. Các cá thể thuộc các quần thể có mùa sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau được. Đó là dạng cách li A. nơi ở. B. thời gian. C. tập tính. D. cơ học. Câu 87. Một gen ở vi khuẩn có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là A. 506. B. 644. C. 322. D. 480. Câu 88. Cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây là A. rễ. B. thân. C. cành. D. lá. Câu 89. Cho các kiểu gen sau: I. AAaa. II. AAa. III. AAAA. IV. AA. Số kiểu gen đồng hợp là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 90. Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người là A. nghiên cứu tế bào. B. lai và gây đột biến. C. nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. nghiên cứu phả hệ. Câu 91. Đối tượng nghiên cứu của Thomas Hunt Morgan (1866-1945) sử .