tailieunhanh - Các quy định cơ bản về quyền tư pháp trong Hiến pháp của giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Bài viết đã làm sáng tỏ tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh về bản chất của nhà nước và pháp luật Việt Nam kiểu mới và nhận thức-khoa học về vấn đề này; thực trạng của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi lần thứ 1) hiện hành, đồng thời đưa ra những kiến giải lập pháp cụ thể đối với Dự thảo 03 Hiến pháp sửa đổi (lần thứ 2) và một số quy định cơ bản về quyền tư pháp (trên cơ sở mô hình tổ chức bộ máy quyền lực Nhà nước theo ba nhánh) trong Hiến pháp của giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 77-94 Các quy định cơ bản về quyền tư pháp trong Hiến pháp của giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Lê Văn Cảm, Trịnh Tiến Việt*, Nguyễn Khắc Hải* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 22 tháng 03 năm 2011 Tóm tắt. Bài viết đã làm sáng tỏ tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh về bản chất của nhà nước và pháp luật Việt Nam kiểu mới và nhận thức-khoa học về vấn đề này; thực trạng của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi lần thứ 1) hiện hành, đồng thời đưa ra những kiến giải lập pháp cụ thể đối với Dự thảo 03 Hiến pháp sửa đổi (lần thứ 2) và một số quy định cơ bản về quyền tư pháp (trên cơ sở mô hình tổ chức bộ máy quyền lực Nhà nước theo ba nhánh) trong Hiến pháp của giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. 1. Đặt vấn đề * quyết về những vi phạm của Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp” [1] và; 3) Đại hội Đảng lần thứ XI (năm 2011) vừa qua cũng đã lần đầu tiên đưa ra luận điểm chỉ đạo mới rất quan trọng là: “Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thiết chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” và “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.” [2]. Do đó, trong giai đoạn xây dựng một Nhà nước pháp quyền (NNPQ) đích thực của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề liên quan đến các quy định về bảo vệ Hiến pháp (BVHP) với việc đưa ra những kiến giải lập pháp (KGLP) cụ thể trong Hiến pháp sửa đổi (HPSĐ) rõ ràng là có ý nghĩa khoa học-thực tiễn quan trọng thể hiện trên một loạt các bình diện chính sau đây: 1. Từ trước đến nay những vấn đề bảo vệ Hiến pháp (BVHP) để sao cho nhà nước và pháp luật kiểu mới của Việt Nam sau Cách mạng tháng 8/1945 thực sự đạt được ba (03) đặc tính cơ bản là của nhân dân (1), dân chủ
đang nạp các trang xem trước