tailieunhanh - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm tai ứ dịch trên viêm V.a tại khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Bài viết tập trung đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm tai ứ dịch trên viêm tại Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. | Nguyễn Thị Ngọc Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/1): 113 - 119 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN VIÊM TAI Ứ DỊCH TRÊN VIÊM TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Ngọc Anh*, Trần Duy Ninh Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm tai ứ dịch trên viêm tại Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả từng trường hợp có can thiệp. Kết quả: Tuổi trung bình 5,1. Tỉ lệ giới: Nam (52,6%), nữ (47,4%). Triệu chứng cơ năng: Ù tai (52,6%), nghe kém (28,9%), chảy mũi, ngạt tắc mũi (65,8%), không có triệu chứng (23,7%). Thực thể: Hình ảnh nội soi màng nhĩ điển hình là màng nhĩ lõm, màu vàng hoặc có bóng khí, quá phát độ 3 (55,3%), độ 4 (34,2%), độ 1 (0%). Type nhĩ đồ: Type C (61%), type B (32,2%), type As (6,8%). Hình dạng nhĩ đồ: Hình đồi (50,8%), phẳng (32,2%). PTA trung bình 26,3 ± 15,7. Có sự liên quan giữa độ quá phát với mức độ rối loạn chức năng vòi nhĩ. Kết luận: Viêm tai ứ dịch trên viêm là bệnh lý hay gặp ở lứa tuổi trẻ em. Triệu chứng cơ năng nổi bật là chảy mũi, ngạt mũi và ù tai. Hình ảnh nội soi màng nhĩ điển hình là màng nhĩ lõm, màu vàng hoặc có bóng khí. Nhĩ lượng đồ đánh giá khách quan mức độ rối loạn chức năng vòi. Từ khóa: Viêm tai ứ dịch, viêm , nhĩ lượng đồ, thính lực đồ ĐẶT VẤN ĐỀ* Viêm tai giữa ứ dịch (Otitis media with effusion - OME) (VTƯD) là tình trạng ứ dịch của tai giữa phía sau một màng nhĩ đóng kín nhưng không có các triệu chứng viêm cấp tính. Dịch hòm nhĩ được tiết ra do quá trình viêm của niêm mạc tai giữa, có thể là thanh dịch, dịch nhày keo hoặc nhày mủ. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm sức nghe ở trẻ. Những nguyên nhân thường gặp bao gồm: Viêm , mũi xoang, các khối u vòm mũi họng trong đó ở trẻ em nguyên nhân thường gặp nhất là do viêm . Bệnh có thể dẫn tới hậu quả viêm tai keo, xẹp .
đang nạp các trang xem trước