tailieunhanh - Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2018-2019 lần 3 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2018-2019 lần 3 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106 để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. | SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC. Trường THPT Nguyễn Viết Xuân ĐỀ KHÁO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN III NĂM HỌC 2018-2019 MÔN LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 106 Họ, tên thí sinh: Số báo danh:. Câu 1: Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 có nhiệm vụ trọng tâm là A. giữ thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. B. phá hủy toàn bộ phương tiện chiến tranh của Pháp. C. để quân ta rút khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn. D. giam chân quân Pháp trong thành phố một thời gian. Câu 2: Đâu không phải là kết quả mà quân dân ta đạt được ở chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 là A. tiêu diệt được nhiều sinh lực và vũ khí của địch. B. bảo vệ được vững chắc căn cứ địa Việt Bắc. C. bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu. D. buộc địch phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương. Câu 3: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta được thể hiện ở những văn kiện lịch sử nào? A. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”. B. “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”. C. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, tác phẩm “Đường Kách mệnh” D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, tác phẩm “Đường Kách mệnh”. Câu 4: Sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian: 1. Chiến dịch Việt Bắc. 2. Chiến dịch Biên giới. 3. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. 4. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. A. (3), (2), (1), (4). B. (1), (3), (4), (2). C. (3), (1), (2), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 5: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược? A. Các cường quốc đẩy mạnh .
đang nạp các trang xem trước