tailieunhanh - Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2018-2019 lần 3 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 104

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 12 năm 2018-2019 lần 3 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 104 sẽ là tư liệu hữu ích. Mời các bạn tham khảo. | SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC Trường THPT Nguyễn Viết Xuân ĐỀ KSCL LẦN III NĂM HỌC 2018-2019 MÔN LỊCH SỬ 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 104 Họ, tên thí sinh: Số báo danh:. Câu 1: Hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam là A. nặng về phòng thủ, ít chủ động tiến công. B. tinh thần chiến đấu của nghĩa quân chưa quyết liệt. C. chưa được quần chúng nhân dân ủng hộ. D. chỉ diễn ra trên địa bàn rừng núi hiểm trở. Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ bắt đầu từ A. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX. B. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX. C. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX. D. Cuối những năm 40 của thế kỉ XX. Câu 3: Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) chủ trương A. giải thể các tổ chức quân sự của Mỹ và Liên Xô tại châu Âu. B. giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. C. thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược. D. tiến hành thúc đẩy hợp tác về kinh tế, chính trị và quốc phòng. Câu 4: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta được thể hiện ở những văn kiện lịch sử nào? A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, tác phẩm “Đường Kách mệnh”. B. “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”. C. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, tác phẩm “Đường Kách mệnh” D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”. Câu 5: Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX? A. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. B. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng. C. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến. D. Sự .